Sunday, November 6, 2011

ban sac xa hoi

Bản sắc xã hội

Eliot Smith & Diane Mackie, Lê Hải dịch


Bản sắc xã hội là trung tâm của mọi góc cạnh hành vi xã hội, cũng như chương này chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ quyển sách này [1]. Như đã trình bày trong chương sách, khái niệm bản sắc xã hội giúp làm rõ những hiểu biết của con người về các nhóm, sự hình thành nhận thức của họ về bản thân, và cảm nhận của họ về những người khác bị xoắn với nhau như thế nào. Tư cách thành viên trong nhóm không chỉ định hình cách chúng ta nhận biết nhóm mình và các nhóm khác, mà còn ảnh hưởng về cơ bản lên cách chúng ta nhận biết các cá nhân khác và bản thân mình. Chúng ta không chỉ nhìn mình trong vai trò là thành viên của nhóm và hành động phù hợp với các qui chế và định chuẩn của nhóm, mà khi các vị trí bên trong nhóm trở thành một phần của bản thân, chúng ta nghĩ về nhóm của mình cũng giống như là nghĩ về bản thân như một cá nhân. Ví dụ như là nhiều kiểu thiên vị khiến chúng ta nhìn không chỉ mình mà cả nhóm mình qua lăng kính màu hồng.


Các bản sắc xã hội neo chúng ta lại trong thế giới xã hội bằng cách kết nối chúng ta với những người khác - những người mà nếu không thì có lẽ chúng ta chả có lý do gì để tin cậy, để thích, hay thậm chí để biết cả. Bởi vì các mối quan hệ được khuyến khích và thậm chí là được mở khả năng nhờ ta cứ tưởng rằng mình có gì đó chung, thuộc về nhóm và việc tự nhận dạng tạo ra một cơ sở xã hội thực sự để nghĩ, cảm giác và hành động. Cho nên, hiểu tư cách thành viên trong nhóm là tối cần thiết để hiểu nhiều góc cạnh của hành vi xã hội. Như quí vị có thể thấy trong các chương sách tiếp theo, ảnh hưởng của các nhóm lên lòng tin, ý kiến, và hành vi, lên các mối quan hệ gần gũi và yêu thương với những cá nhân khác, và lên cách chúng ta hành xử trong một nhóm mà các thành viên gặp mặt nhau, tất cả đều phụ thuộc chủ yếu vào cách chúng ta chấp nhận và xác định vị trí của mình bên trong nhóm. Từ đó không có gì khó hiểu tại sao chúng ta thường cảm thấy lạc lõng và phiêu bạt khi mất mát những bản sắc xã hội quan trọng, như là khi bị đuổi khỏi nhóm hoặc mất việc, hay khi bản sắc xã hội của mình bị đe dọa, ví dụ như là khi phải trải nghiệm sự phân biệt đối xử và nhận thấy những người khác hạ thấp nhóm của ta. Chúng ta có thể vẫn là cá nhân như trước giờ vẫn vậy, nhưng những phần quan trọng trong toàn bộ bản thân đó đã bị hư hại hoặc biến mất vì vị trí của ta trong thế giới xã hội bị mất hay gặp nguy cơ.


Các quan điểm tiêu cực về nhóm bên ngoài nảy sinh từ cùng nguồn gốc như các quan điểm tích cực của con người về bản thân và nhóm của mình. Những hình ảnh tiêu biểu phiến diện của nhóm được bàn trong chương trước chỉ là một phần của vấn đề nằm sâu hơn là định kiến phân biệt. Chối bỏ và đối xử kém với người khác cũng được hậu thuẫn từ sự đầu tư xã hội và tinh thần của ta vào nhóm của mình. Khi tư cách thành viên trong nhóm là quan trọng nhất, thì các thành viên của nhóm bên ngoài chỉ là những người ngoài không mặt, mà ta không hề quan tâm tới mỗi cá nhân. Chúng ta nhìn "họ" tất cả đều giống nhau và như là hoàn toàn khác ta về mục tiêu, giá trị và lòng tin của họ. Nhưng ta sẽ thấy, lối suy nghĩ này là cơ sở quan trọng cho cả xung đột lẫn mâu thuẫn giữa các nhóm.


Có lẽ để hiểu tư cách thành viên trong nhóm có thể đóng góp cho các hành vi gây hại và tàn phá con người như thế nào sẽ giúp tìm ra giải pháp cho những vấn đề đó bằng cách thiết lập lại nhóm trong và nhóm ngoài. Bất kể là ảnh hưởng của bản sắc xã hội là tốt hay xấu, điều cơ bản luôn tồn tại là cảm nhận của ta về nối kế bên ngoài da sẽ gộp một số người và loại bỏ một số người khác, với ảnh hưởng mạnh vào chuyện chúng ta nhìn và đối xử với người khác và bản thân mìh như thế nào.


[1] Trích dịch từ Eliot R. Smith & Diane M. Mackie 2000, Social Psychology 2nd Edition, Psychology Press, phần kết luận cho chương 6 - Social Identity.

1 comment: