Wednesday, October 28, 2009

Minh triet Gia dinh

Minh triết gia đình trong bản sắc dân tộc Việt Nam - Vốn xã hội để phát triển bền vững

Lê Thanh Hải[1], Huế 25.XI.2009



Nhìn minh triết từ góc độ ứng dụng (Ryan 2007) cho quá trình phát triển của Việt Nam, bài viết này tiếp tục triển khai những phác thảo về nghiên cứu đi kèm ứng dụng đã trình bày từ hội thảo trước (Lê Thanh Hải 2009a), dựa trên các khảo sát điền dã[2] và phỏng vấn xã hội học được thực hiện từ năm 2002.
Bản sắc dân tộc có thể được coi là thực tại văn hóa biến chuyển theo tiến trình lịch sử. Văn hóa đó bao gồm phần vật chất và phi vật chất. Văn hóa phi vật chất chủ yếu là phần tâm linh, tín ngưỡng và phần di sản về kinh nghiệm, kiến thức, nguyên tắc ứng xử, luật tổ chức cộng đồng được truyền đạt qua lịch sử hình thành và phát triển dân tộc. Thể hiện tại của minh triết trong khu vực này của bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại qua tư duy cuộc sống đời thường của người dân từ nhiều tầng lớp bộ phận khác nhau của dân tộc, cho phép phân tích và chiết xuất từ những cuộc nói chuyện thông thường nhưng có chủ đích nhằm khảo sát về nhận thức và ý thức dân tộc. Những đoạn đặc trưng được mã hóa và tổng hợp dần thành loại hình và xây dựng thành lý thuyết, tức là nội dung phỏng vấn ít chính thức được xử lý bằng phương pháp grounded theory (Lê Thanh Hải dịch 2008a, 2008b). Vấn đề nổi bật nhất bộc lộ từ dữ liệu điền dã là minh triết gia đình được trình bày theo lối diễn giải (interpretive) và liên kết với hệ thống văn bản (tài liệu nghiên cứu, thơ văn, ca dao) để tìm sự thông hiểu (understanding) đối với phần minh triết trong bản sắc dân tộc Việt Nam và định hướng tư duy phát triển bền vững (sustainable development) cho xã hội Việt Nam đương đại.
Trong quá trình phân tích những mối quan hệ và hệ giá trị trong cộng đồng địa phương và dân tộc ở những người tham gia khảo sát, các vấn đề liên quan đến gia đình nổi lên rất rõ nét từ tư liệu nguồn (xem kết quả được kèm theo trong bảng 1 và 2, phần bổ sung). Mối quan hệ họ hàng cũng là kết quả được nhiều nghiên cứu về chiều sâu của xã hội Việt Nam phát hiện, như khảo sát về các giá trị trên thế giới được thực hiện ở Việt Nam năm 1999 (Russell Dalton và Ong Như Ngọc 2001), mà Nguyễn Quang Tuấn (2008) từng ghi nhận mức độ quan trọng của hệ thống hương ước hay luật tục cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Hệ giá trị ơn-nghĩa-hiếu cũng thể hiện ra trong các nghiên cứu định tính như của Neil Jamieson (1995). Hệ giá trị này tiếp tục nổi bật trong các nghiên cứu cộng đồng người Việt ở nước ngoài như Mỹ (Kibria 1993, 1998, Zhou & Bankston III 1998, Centrie 2004, Do Duc Hien 1999, Reed-Danahay 2008, Espiritu 2006, Freeman 1989, Lê Nguyễn Cường 2007), Úc (Nguyen Huynh Chau 2005, Ho Dac Tuc 1997), Anh (Joly 1988, Bagwell 2006, Vũ Khánh Thành 2006, Sims 2007), và các nước đông Âu (Nguyen Quang Thuan 2008, Lê Thanh Hải 2006, Huwellmeier 2008, Grzymala-Kazlowska 2008, Halik 2008).
Để có thể tồn tại bền vững trong mọi hoàn cảnh, môi trường, thay đổi như được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu với nhiều cộng đồng người Việt khác nhau trong các điều kiện kinh tế văn hóa và xã hội ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, hệ giá trị minh triết gia đình chắc hẳn phải bám rễ rất sâu trong truyền thống văn hóa dân tộc. Giả thiết này được minh chứng qua các nghiên cứu lịch sử của giới chuyên gia văn hóa trong vùng châu Á Thái Bình Dương với phát hiện về hệ thống mandala và negara từng là định chế chính trị cho cả khu vực (Mackerras 2000, Geertz 1980). Tư duy về hệ thống quyền hạn phân tán không theo lối tập trung trung ương và được duy trì thông qua mối quan hệ gia đình chính là tâm điểm của định chế này. Đối với mỗi con người Việt Nam thì ý thức về gia đình được giáo dục cho trẻ em từ lúc tập đi, như phát hiện của Helle Rudstrom (2003) và tinh thần quay về nguồn cội, làng quê luôn được duy trì trong suốt phần đời còn lại của mỗi con người (Jellema 2007). Trong khi tiếng nước ngoài và ngay cả ngôn ngữ của nước láng giềng vốn ảnh hưởng nhiều lên Việt Nam là Trung Quốc có số lượng đại từ xưng hô hạn chế thì không chỉ người nước ngoài học tiếng Việt gặp rắc rối khi xưng hô mà ngay cả nhiều người Việt khi đến vùng miền khác cũng không biết ở địa phương này người ta nên gọi nhau như thế nào cho phải phép: chú em, hay em, dì hay mợ, bà hay cụ, mẹ hay bầm, bác hay cụ... Lối xưng hô theo kiểu họ hàng đã gắn quá sâu với văn hóa Việt Nam cho nên dù có thời gian người ta muốn gọi nhau bằng đồng chí, hay gần đây trong cơ quan muốn dùng nhân xưng anh-chị thì những cuộc nói chuyện giữa cô, chú, bác và cháu vẫn tiếp tục được duy trì. Mô hình công ty gia đình, tức là các thành viên trong một gia đình chiếm các vị trí quyền lực áp đảo, là chuyện thường gặp trong các công ty nước ngoài, kể cả từ phương Tây, vốn được xem là môi trường phát triển cho cá nhân. Giới chuyên gia phát triển từ nước ngoài hoặc thành phố về các vùng nông thôn dần hiểu ra rằng họ không thể bỏ qua yếu tố các mối quan hệ gia đình ở phía đối tác, tức là cả cơ cấu lãnh đạo địa phương lẫn địa bàn được giúp phát triển. Khi đem chủ nghĩa Mác và tư tưởng dân tộc vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khéo léo vận dụng vào môi trường văn hóa Việt Nam, như dạy trẻ em "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" giống như chúng được dạy phải yêu cha mẹ ông bà khi ở nhà, hay giáo huấn các lực lượng vũ trang phải "trung" và "hiếu", vốn là những hệ giá trị họ đã sẵn thấm nhuần từ những năm tháng trưởng thành từ làng quê. Minh triết gia đình là vấn đề không thể thiếu được khi cân nhắc và quyết định chính sách phát triển cho địa phương. Nói cách khác, minh triết gia đình chính là vốn xã hội để phát triển bền vững.
Minh triết gia đinh bao gồm hay nhóm chính, thứ nhất là những qui định đã trở thành giá trị đạo đức về gia đình, và thứ hai là những giá trị minh triết được gia đình bảo tồn, có khi tổ chức ngược lại với đạo đức chính thức hay đa số trong xã hội, nhưng mang tính quyết định trong tư duy của mỗi cá nhân khi hành xử. Như vậy minh triết gia đình không phải chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập ca dao tục ngữ nói về gia đình đang được gia đình công nhận và lưu truyền, mà là một hệ thống phức tạp tồn tại và liên tục luân chuyển trong cuộc sống hàng ngày, gắn chặt với môi trường sống đặc thù. Có những giá trị minh triết phổ quát được phát triển thành chủ thuyết chính trị toàn quốc, nhưng khi áp dụng tại một địa phương hoặc trong một giai đoạn đặc thù của lịch sử thì lại là giá trị âm. Nhiều ca dao tục ngữ người ta chỉ đọc cho vui chứ không ai tin hoặc thực hiện theo. Có những giá trị minh triết vốn chỉ lưu truyền trong một khu vực rất nhỏ nhưng gặp thời sẽ nhanh chóng lan ra toàn quốc mà hệ thống chữ nghĩa chưa kịp ghi nhận. Đứng từ góc độ phát triển và đặc biệt là phát triển bền vững cho một khu vực, vùng miền, thì những giá trị minh triết đương thời chính là nguồn vốn xã hội chắc chắn nhất để làm cơ sở hạ tầng. Và đơn vị để khảo sát, nắm bắt giá trị này không gì khác hơn, như đã trình bày, là minh triết gia đình. Và trong quá trình phát triển đó, nhiệm vụ của nhà xã hội học và nhà triết học là minh triết hóa những giá trị dương tính của hệ thống minh triết gia đình đương đại.

[1] Tác giả hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện hàn lâm khoa học Ba Lan, viện triết và xã hội học, email: thanhai@wp.pl[2] Khảo sát được thực hiện tại 54 trên tổng số 61 tỉnh thành của Việt Nam tại thời điểm đó (Bản đồ hành chính 2001 và Tổng điều tra dân số 1999), phỏng vấn và nói chuyện với 185 người, khảo sát được thực hiện bằng xe máy qua 11.000km trong hơn 3 tháng từ 5.VII đến 17.X.2002. Các tỉnh vùng Việt Bắc là Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn không thể đến được do lũ lụt, hai tỉnh ven biển của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là Bến Tre và Trà Vinh cũng không kịp ghé qua do hết quĩ thời gian.

Tham khảo:
Centrie, Craig 2004, Identity formation of Vietnamese immigrant youth in an American high school, LFB Scholary Publication (University of Michigan).

Deborah Reed-Danahay & Caroline Brettell 2008, Introduction, in Deborah Reed-Danahay & Caroline Brettell ed. 2008, Citizenship, Political Engagement, and Belonging: Immigrants in Europe and the United States, Rutgers University Press.

Do, Duc Hien 1999, The Vietnamese Americans, Greenwood Publication

Espirity, Yen Le & Thom Tran 2006, Viet Nam, Nuoc Toi (Vietnam, my country): Vietnamese Americans and Transnationalism, in (Levitt & Waters ed. 2006, chapter 15)

Freeman, James M. 1989, Hearts of Sorrow: Vietnamese-American Lives, Stanford University Press.

Geertz, Clifford 1980, Negara: the theatre state in 19th-century Bali, Princeton University Press

Gertrud Huwelmeier 2008, Spirits in the Marketplace: Transnational Networks of Vietnamese Migrants in Berlin, in Michael Peter Smith & John Eade ed. 2008, Transnational Ties: Cities, Migrations, and Identity, in the series of Comparative Urban and Community Research vol.9, Transaction publication.

Grzymala-Kazlowska, Aleksandra 2008, [Separation, integration of assimilation? Adaptation strategies of immigrants from Ukraine and Vietnam in Poland] Separacja, integracja czy asymilacja? Strategia adaptacyjne osiadlych w Polsce imigrantow z Ukrainy i z Wietnamu, in Kultura i Spoleczenstwo LII(2) April-June 2008, Warszawa ISP PAN

Halik, Teresa 2008, Vietnamese community in Poland (in the eyes of state administration and the people), in The Third International Conference on Vietnamese Studies at Hanoi, 4-7 December 2008.

Ho, Dac Tuc 1997, Vietnamese-English Bilinguals in Melbourne: Social Relationships in the Code-Switching of Personal Pronouns, in Language, Society & Culture issue 2, 1997, Internet publication by University of Tasmania.

Jamieson, Neil 1995, [Hiểu Việt Nam] Understanding Vietnam, University of California Press

Jellema, Kate 2007, Returning Home: Ancestor Veneration and the Nationalism of Doi Moi Vietnam, in P. Taylor ed. 2007, Modernity and Re-enchantment Religion in Post-revolutionary Vietnam, Vietnam Update Series, ISEAS Publishing.

Joly, Daniele 1988, Refugees from Vietnam in Birmingham: Community, Voluntary agency and The role of Local authorities, Research paper nr.9 of Centre for Research in Ethnic relations, University of Warwick.

Kibria, Nazli 1993, Family Tightrope: The changing Lives of Vietnamese American, Princeton University Press

Kibria, Nazli 1998, Household Structure and Family Ideologies: The Case of Vietnamese Refugees, in Karen V. Hansen & Anita Ilta Garey ed. 1998, Families in the United States: Kinship and Domestic Politics, Temple University Press, chapter 5.

Lê Thanh Hải 2009a, Minh Triết và Phát Triển, tham luận tại hội thảo Minh triết tại Hà Nội, 22.IX.2009

Lê Thanh Hải dịch 2008a, Phương pháp phỏng vấn ít chính thức, dịch từ giáo trình xã hội học của Đại học De Montfort 2001 (1996) Research Skills for Students, chương 22, NXB Kogan Page Anh quốc.
Lê Thanh Hải dịch 2008b, Phương pháp dữ liệu, dịch từ giáo trình của GS Robert Brewer 2007, Your PhD Thesis - How to plan, draft, revise and edit your thesis, NXB Studymates

Lê Thanh Hải 2006, The Vietnamese in Eastern Europe, in Conference on The experience of Integration - 30 years of the Overseas Vietnamese, London Metropolitan University 22.III.2006

Levitt, Peggy & Mary C. Waters ed. 2006, The Changing Face of Home: The Transnational Lives of the Second Generation, Russell Sage Foundation.

Mackerras, Collin 2000 (1992), Eastern Asia - An Introductory History, Third Edition, NXB Longman

Nguyễn Quang Tuấn 2008, Phát huy vốn xã hội trong bảo vệ môi trường, Tạp chí Cộng sản online 11.VI.2008 http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&News_ID=9653761

Nguyen, Huynh Chau Nathalia 2005, Voyage of hope: Vietnamese Australian women's narratives, Common Ground

Nguyen, Quang Thuan 2008, Some issues concerning Vietnamese community in some eastern European countries, in The Third International Conference on Vietnamese Studies at Hanoi, 4-7 December 2008.

Rudstrom, Helle 2003, Embodying Morality - Growing Up in Rural Northern Vietnam, University of Hawaii Press

Ryan, Sharon 2007, [Định nghĩa Minh Triết] Wisdom, Từ điển triết học ĐH Stanford, bản online ở địa chỉ http://plato.stanford.edu/entries/wisdom/

Thai, Hung Cam 2008, For Better or for Worse: Vietnamese International Marriages in the New Global Economy, Rutgers University Press

Vũ Khánh Thành 2006, Where did the success of the overseas Vietnamese originate?, in Conference on The experience of Integration - 30 years of the Overseas Vietnamese, London Metropolitan University 22.III.2006

Zhou, Min & Carl Leon Bankston III 1998, Growing up American: how Vietnamese children adapt to life in the United States, Russell Sage Foundation.

Zink, Eren 2008, The science of returning home: an anthropological case study of young Vietnamese scientists returning home from studies abroad, in The Third International Conference on Vietnamese Studies at Hanoi, 4-7 December 2008.

Bảng 1: Các khái niệm được nhắc đến nhiều trong phần trao đổi về địa phương

Khe Sanh, DMZ, There, Dong Ha, Song Be, Quang Tri, Thai Binh, Nghe An, Ha Tinh, Hong Ngu, Song Lam, From, Go Vap, Tra Kieu, Song Be,Here, Hoa Binh, Live, Phan Thiet, Work, Dung Quat, Da Nang, Daklak, Cu Chi, Born, Vung Tau, Kinh Te Moi, Study, Qui Nhon, Chau Doc, Phu Quoc, Rach Gia, Kien Giang, Hue, Quang Xuong, Sai Gon, Ha Noi, Lam Dong, Ho Nai, Dong Nai, Dam Ha, Ha Dong, Ha Nam, Ninh Binh, Tay Bac, Ha Tay, Cau Muoi, Soc Trang, Tien Giang, Ba Queo, Vinh Long, Binh Dinh, Poland, Russia, Marriage, Germany, China, Hongkong, Mecca, Malaysia, Thailand, Hai Duong, Quang Ninh, Bac Ninh, Father, Mother, Parent, Husband, Children, Wife, Childhood, Rach Gia, Quang Nam, Da Lat, Phong Hai, Lang Son, Mong Cai, Lao Cai, Truong Sa, Hai Duong, Phu Tho, Vinh Phuc, Phan Rang, Di Linh, Cu Chi, Tay Ninh, Kontum, Cao Lanh.

Bảng 2: Các khái niệm được nhắc đến nhiều trong phần trao đổi về quốc gia

Cochichina, Hanoi, Dao, Thuong, Dega, Nung, Cham, Viet, Lolo, Tay, Meo, Kinh, Muong, Khmer, Here, Quang Tri, Ben Tre, There, Long Xuyen, Bach Mai, Da Lat, Poland, Australia, Germany, Czech, France, Russia, Spain, Arab, Nicaragua, North, UK, Japan, Central, America, South, West, East, Malaysia, China, Thailand, Mien, Saigon, Tieu, China, Live, India, Belgium, Taiwan, Work, Laos, Study, Phu Quoc, Ha Tien, Children, Lang Son, Tam Thanh, Hai Duong, Bac Ninh, South East Asia, Asia, Indonesia, Wife, Husband, Father, Mother, Parent, Born, Marriage, Cambodia, Hue, Ho Chi Minh City, Hai Phong, Tay Bac, Vietnam, Tran Hung Dao, Le Dynasty, Ho Chi Minh, Buddhism, Hoa Hao, Confucianism, Ha Long, Bac Giang, Nom, Christianism, An Giang, Buon Me Thuoc, Can Tho, Bac Ninh