Wednesday, November 9, 2011

Khai quat tu duy xa hoi hoc

Khái quát các dòng tư duy xã hội học

(Hành vi con người và nghiên cứu xã hội học)

Martin Holborn & Mike Haralambos, Lê Hải dịch [*]


Phần này sẽ bàn đến các quan điểm (view) triết học về hành vi con người. Các quan điểm đó ảnh hưởng đến cả loại dữ liệu mà nhà xã hội học thu lượm lẫn phương pháp mà họ vận dụng để thu nhặt dữ liệu.


Quan điểm về hành vi con người có thể chia đại khái thành hai nhóm, một nhấn mạnh đến các yếu tố bên ngoài còn một là đến các yếu tố bên trong. Cách tiếp cận của nhóm đầu coi hành vi là bị ảnh hưởng từ kết cấu của xã hội, vốn là khách quan và tồn tại bên ngoài nhận thức của cá nhân. Cách tiếp cận của nhóm sau quan tâm hơn đến trạng thái chủ quan của cá nhân: cảm giác của họ, ý nghĩa mà họ gắn cho hiện tượng, và động cơ mà họ có khi hành xử theo những cách nhất định. Theo quan điểm này, cách người ta phản ứng với các yếu tố bên ngoài được định hình qua cách mà cá nhân diễn giải các yếu tố đó.


Cách phân chia hình thức (dichotomy) kiểu vừa rồi có phần giả tạo. Trên thực tế đa số các nhà xã hội học áp dụng góc mở từ cả hai cách tiếp cận trên khi nghiên cứu và diễn giải kế quả. Cũng có rất nhiều biến hóa khác nhau trong mỗi lối tiếp cận. Ví dụ như phần sau sẽ bàn đến sự khác biệt giữa giới chuyên gia hiện tượng học (phenomenologist) và các nhà xã hội học nào chuyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ảnh hưởng bên trong lên hành vi con người.


Trường phái thực chứng

Nhiều nhà sáng lập ra ngành xã hội học tin rằng có thể tạo ra một ngành khoa học về xã hội dựa trên nguyên tắc và qui trình giống hệt như các ngành khoa học tự nhiên, như là hóa học hay sinh học, mặc dù khoa học tự nhiên thường là việc với vật chât vô tri vô giác cho nên không quan tâm đến cảm giác, cảm xúc và các trạng thái chủ quan khác. Trường phái thực chứng (positivism) được coi là ảnh hưởng mạnh nhất từ quan điểm muốn áp dụng phương pháp của khoa học tự nhiên vào xã hội học.


Auguste Comte (1798-1857), được coi là đã sáng chế ra chữ xã hội học (sociology) và ghi nhận là một trong số những người sáng lập ra ngành này, cho rằng áp dụng các phương pháp và ước đoán của các ngành khoa học tự nhiên sẽ giúp tạo ra "một ngành khoa học xã hội thực chứng". ông tin rằng điều đó sẽ cho thấy tiến hóa của xã hội theo "các luật không đổi". Theo đó sẽ thể hiện ra rằng hành vi của con người bị chi phối bởi các nguyên tắc nhân quả cũng không đổi như là hành vi của vật chất, đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.


Bên trong ngành xã hội học thì lối tiếp cận của trường phái thực chứng áp đặt một số tư tưởng sau. Hành vi của con người, cũng như hành vi của vật chất, có thể đo đạc khách quan. Cũng giống như là hành vi của vật chất có thể định lượng bằng các phép đo như là trọng lượng, nhiệt độ và áp lực, các phương pháp đo đạc khách quan có thể được xây dựng cho hành vi của con người. Các phép đo đó là tối cần thiết để giải thích hành vi.


Ví dụ, để giải thích phản ứng của một hóa chất khi đun nóng, người ta cần đo chính xác nhiệt độ, trọng lượng và các chỉ số khác. Nhờ các phép đo đó mà có thể quan sát chính xác hành vi của vật chất và đưa ra phát biểu về nguyên nhân và kết quả. Phát biểu đó có thể là AxB=C, nơi A là số lượng vật chất, B là độ nóng và C là lượng khí sinh ra. Khi người ta có thể thể hiện rằng vật chất đang nghiên cứu luôn phản ứng giống nhau trong những điều kiện cố định, thì có thể xây dựng lý thuyết để giải thích hành vi đó.


Từ quan điểm của phái thực chứng, các phương pháp và tư duy đó có thể áp dụng cho hành vi của con người. Các quan sát hành vi dựa trên phép đo khách quan sẽ tạo khả năng lập phát biểu về nguyên nhân và kết quả. Sau đó sẽ có thể thiết kế lý thuyết để giải thích hành vi đã quan sát được.


Tiếp cận của phái thực chứng trong xã hội học đặc biệt quan tâm đến các hành vi có thể quan sát trực tiếp được. Họ lập luận rằng những yếu tố không thể quan sát trực tiếp - như là ý nghĩa, cảm giác và mục đích - không đặc biệt quan trọng và có thể khiến hiểu sai. Ví dụ, nếu đa số thành viên trưởng thành của một xã hội kết hôn và sinh con, thì hiện tượng đó có thể quan sát và định lượng. Do đó mà tạo ra dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, các ý nghĩa mà những thành viên của xã hội đưa ra cho các hoạt động đó - nguyên nhân khiến họ kết hôn và sinh con - không thể quan sát trực tiếp được. Ngay cả trường hợp có thể đo chính xác thì vẫn có thể làm lệch chú ý ra khỏi nguyên nhân thật của hành vi. Một người có thể tin rằng kết hôn vì thấy cô đơn, người khác cho là vì tình yêu, người khác nữa là vì 'phải làm thế', và một người khác là vì muốn có con. Dựa vào loại dữ kiện này để giải thích có nghĩa là cho răng mỗi cá nhân biết nguyên nhân tại sao kết hôn. Điều đó che mờ nguyên nhân thật của hành vi của họ.


Sự thiên vị của phái thực chứng cho các "sự kiện" có thể quan sát được chủ yếu là do tin rằng hành vi con người có thể lý giải cũng giống như cách lý giải đối với hành vi của vật chất. Các nhà khoa học tự nhiên không tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của vật chất. Hạt nhân và phân tử không hoạt động theo cách hiểu của ý nghĩa, mà đơn giản là phản ứng lại tác động bên ngoài. Cho nên khi nhiệt độ, tác động bên ngoài, được đặt vào vật chất thì vật chất sẽ phản ứng. Nhiệm vụ của nhà khoa học tự nhiên là quan sát, đo đạc và rồi giải thích phản ứng.


Tiếp cận của phái thực chứng đối với hành vi con người cũng áp dụng logic tương tự. Người ta phản ứng với tác động bên ngoài và hành vi của họ có thể được lý giải theo cách hiểu phản ứng này. Họ kết hôn và sinh con là phản ứng với nhu cầu của xã hội: xã hội cần hành vi đó để tồn tại và các thành viên của xã hội đơn giản là đáp ứng đòi hỏi đó. Ý nghĩa và mục đích họ kèm theo hành vi của mình là không quan trọng.


Người ta thường lập luận rằng lý thuyết hệ thống (systems theory) trong xã hội học tiếp nhận lối tiếp cận thực chứng. Khi hành vi được coi là đáp ứng các tác động bên ngoài (ví dụ như lực kinh tế hay yêu cầu của hệ thống xã hội), các phương pháp và suy đoán của các ngành khoa học tự nhiên trở nên thích hợp cho nghiên cứu con người. Chủ nghĩa Mác có lúc được coi là tiếp cận thực chứng, vì người ta có thể lập luận là coi hành vi con người là phản ứng trước tác động của hạ tầng kinh tế. Trường phái chức năng (functionalism) cũng được nhìn tương tự. Hành vi của các thành viên trong xã hội có thể được coi là phản ứng đối với các sắp đặt chức năng của hệ thống xã hội. Cách nhìn đó về hệ thống xã hội phần nào là đơn giản hóa vấn đề. Tuy nhiên, có thể công bằng mà nói là lý thuyết hệ thống gần với tiếp cận thực chứng hơn là các quan điểm sẽ được bàn tới tiếp theo đây.


Trường phái hành động xã hội

Những người ủng hộ cho trường phái hành động xã hội (social action perspectives) lập luận rằng đối tượng của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên có khác nhau về cơ bản. Và kết quả là các phương pháp và suy đoán cho khoa học tự nhiên không thích hợp cho nghiên cứu con người. Các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu vật chất. Để hiểu và giải thích hành vi của vật chất chỉ cần quan sát chúng từ bên ngoài. Hạt nhân và phân tử không có nhận thức: chúng không có ý nghĩa và mục đích điều khiển hành vi của chúng. Vật chất đơn giải là phản ứng vô nhận thức trước tác động bên ngoài; nói theo ngôn ngữ khoa học thì vật chất hoạt động (behave). Kết quả là các nhà khoa học tự nhiên có thể quan sát, đo đạc và đặt logic bên ngoài cho các hành vi để giải thích chúng. Họ không cần khám phá logic bên trong nhận thức của vật chất đơn giản vì điều đó không tồn tại.


Không giống vật chất, con người có nhận thức (consciousness) - suy nghĩ, cảm giác, ý nghĩa, ý định và ý thức về việc tồn tại. Vì điều đó mà các hành động của con người là có nghĩa (meaningful): con người xác định tình huống và xác lập nghĩa cho hành động của họ và hành động của người khác. Kết quả là họ không chỉ phản ứng lại tác động bên ngoài, họ không chỉ đơn thuần là hoạt động - họ hành động (act).


Khi mường tượng về phản ứng của những con người tiền sử về lửa do núi lửa tạo ra hay đám cháy bất ngờ. Họ không đơn thuần là phản ứng trong hành động giống hệt nhau khi trải nghiệm lửa. Họ gán một loạt các ý nghĩa khác nhau cho lửa và các ý nghĩa đó chỉ đạo hành động của họ. Họ định nghĩa lửa như phương tiện của sự ấm áp và dùng lửa để sưởi ấm nơi ở; họ coi đó là phương tiện tự vệ và dùng để đuổi thú hoang; và họ coi đó là phương tiện làm thay đổi vật chất và dùng lửa để nấu ăn hay trui đầu cung tên. Con người không chỉ phản ứng với lửa, họ hành động theo những ý nghĩa mà họ đã gán cho lửa.


Nếu hành động phát xuất từ ý nghĩa chủ quan, thì tiếp đó là nhà xã hội học phải phát hiện ý nghĩa đó nếu muốn hiểu hành động. Nhà xã hội học không chỉ đơn giản là quan sát hành động từ bên ngoài và đưa ra logic bên ngoài để giải thích. Họ phải diễn giải logic bên trong từng chỉ đạo hành động của nhân vật (actor).


Max Weber (1864-1920) là một trong số những nhà xã hội học đầu tiên phác họa chi tiết quan điểm này. ông lập luận rằng các giải trình xã hội học cần bắt đầu bằng việc quan sát và diễn giải 'trạng thái tư duy' chủ quan của con người. Như trong phần trước đã giải thích, trường phái tương tác (interactionism) áp dụng lối tiếp cận tương tự, đặc biệt quan tâm đến quá trình tương tác. Trong khi trường phái chứng thực chú ý đến sự kiện và các mối quan hệ nhân quả, trươờng phái tương tác đặt nặng sự nhìn thấu (insight) và thông hiểu (understanding). Vì không thể vào trong đầu của nhân vật, quá trình khá phá ý nghĩa phải dựa vào diễn giải (interpretation) và trực giác (intuition). Do vậy mà phép đo khách quan không thể thực hiện và tính chính xác trong khoa học tự nhiên không thể áp dụng. Vì ý nghĩa liên tục được xác định lại (negotiate) trong quá trình tương tác đang tiếp tục diễn ra, cho nên không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả đơn giản được. Cho nên một số nhà xã hội học lập luận rằng xã hội học chỉ giới hạn vào việc diễn giải hành động xã hội (social action).


Tuy nhiên, cả Weber và các chuyên gia theo trường phái tương tác đều nghĩ rằng có thể đưa ra giải thích về nguyên nhân của hành vi con người, nếu việc tìm hiểu ý nghĩa là một phần của các giải thích đó. Một số nhà xã hội học, đặc biệt là những ai theo trường phái hiện tượng luận, thì đưa lập luận đó đi tiếp và tuyên bố rằng nhà xã hội học không thể tìm ra được nguyên nhân của hành động của con người (human action).


Hiện tượng học

Với các nhà hiện tượng học (phenomenology) thì không thể đo đạc khách quan bất kỳ góc cạnh nào của hành vi con người. Con người giải nghĩa thế giớ bằng cách phân chia. Qua ngôn ngữ họ phân biệt sự khác nhau giữa các vật, các sự kiện, các hành động và con người. Ví dụ như một số hành động bị định nghĩa là tội phạm còn những hành động khác thì không' tương tự vậy một số người bị định nghĩa là tội phạm còn những người khác là tuân thủ pháp luật. Quá trình phân loại (categorization) là chủ quan: phụ thuộc vào ý kiến của người quan sát. Xác suất thống kê chẳng qua là sản phẩm của ý kiến của những người tạo ra. Cho nên chỉ số về lượng tội phạm là do cảnh sát và tòa án tạo ra, và không thể hiện gì khác hơn là ý kiến của những cá nhân có liên quan. Nếu các nhà xã hội học đưa ra bảng thống kê thì đó cũng là kết quả của ý kiến chủ quan - trong trường hợp này là của nhà xã hội học.


Các nhà hiện tượng học tin rằng không thể tạo ra dữ liệu thực tế cho nên không thể tạo ra và kiểm chức các giải trình về nguyên nhân. Điều mà nhà xã hội học có thể hi vọng nhất là hiểu được ý nghĩa mà các cá nhân đã đặt ra cho các hiện tượng riêng biệt. Nhà hiện tượng học không tìm cách xác định điều gì gây ra tội phạm; thay vào đó họ tìm cách khám phá xem những sự kiện nhất định được định nghĩa là tội phạm như thế nào và một số người nhất định bị định nghĩa là tội phạm như thế nào. Do đó nhà hiện tượng học khảo sát cách mà cảnh sát đi đến quyết định là có bắt và khởi tố người bị tình nghi hay không. Bằng cách này nhà hiện tượng học hi vọng sẽ xác định được ý nghĩ được gắn với những chữ phạm tội và tội phạm được cảnh sát sử dụng. Kết quả cuôi cùng của nghiên cứu hiện tượng học là hiểu được ý nghĩa được các thành viên trong xã hội dùng hàng ngày.


Mặc dù có khác biệt giữa những ai ủng hộ phái hành động xã hội và hiện tợng học, cả hai đều công nhận là lối tiếp cận thực chứng tạo ra bức tranh bị biến dạng về cuộc sống xã hội.


Peter Berger (1966) lập luận rằng xã hội thường được coi như sân khấu múa rối mà thành viên xã hội được coi như là "những con rối nhảy múa trên các dây điều khiển, vui vẻ biểu diễn những phần đã được giao". Xã hội truyền dẫn giá trị, chuẩn mực và vai trò, và con người phản ứng theo trách nhiệm như những con rối của Berger. Tuy nhiên, phái tương tác và phái hiện tượng học tin rằng con người không phản ứng thụ động với xã hội bên ngoài. Họ xem con người như tích cực tạo ra nghĩa riêng cho mình và xã hội của mình trong tương tác với người khác. Theo cách hiể đó thì họ suy nghĩ tương tự như các tiếp cận hậu hiện đại đã bàn ở phần trước.


Xã hội học và giá trị

[...]


Mường tượng xã hội học

Mặc dù các nhà xã hội học có góc nhìn (perspective), phương pháp và giá trị khác nhau, tất cả họ đều (ngoại trừ một vài nhà hậu hiện đại) chia sẻ mục tiêu thông hiểu và giải thích (explaining) thế giới xã hội. Phối hợp các góc mở (insight) do các tiếp cận khác nhau mang lại có thể là cách tốt nhất để đạt mục tiêu này.


Các lý thuyết cấu trúc về xã hội, ví dụ như hệ phái kết cấu và Mác-xít, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của xã hội trong việc định hình hành vi con người. Từ phía ngược lại, các tiếp cận như hệ phái tương tác nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hành vi con người trong định hình xã hội. Nhiều nhà xã hội học hôm nay tin rằng ngành xã hội học phải nghiên cứu cả cấu trúc xã hội lẫn tương tác xã hội. Họ tin rằng chỉ có phối hợp nghiên cứu các thay đổi lớn trong xã hội và cuộc sống cá nhân thì nhà xã hội học mới có thể xây dựng hiểu biết về cuộc sống xã hội (social life).


Ý tưởng này không mới, từng được nhà xã hội học rất nhiều ảnh hưởng người Đức Max Weber ủng hộ, và gần đây là nhà xã hội học người Anh Anthony Giddens. Tuy nhiên, có lẽ sự giải thích rõ ràng nhất cho quan điểm này là nhà xã hội học người Mỹ C. Wright Mills.


Mills (1959) gọi khả năng nghiên cứu cấu trúc xã hội cùng lúc với cuộc sống của cá nhân là 'mường tượng xã hội học' (sociological imagination). ông lập luận rằng mường tượng xã hội học cho phép người ta hiểu 'các rắc rối riêng tư' trong bối cảnh 'các vấn đề công cộng'. Thất nghiệp, chiến tranh và tan vỡ hôn nhân đều được người ta trải nghiệm qua những rắc rối họ tạo ra trong cuộc sống riêng. Họ phản ứng lại các vấn đề đó như cá nhân, và phản ứng của họ kéo theo tác động xã hội khi nhìn chung. Tuy nhiên, với Mills các vấn đề này chỉ có thể hiểu toàn bộ trong bối cảnh rộng hơn của các lực chung xã hội. Ví dụ các hoàn cảnh đặc biệt sẽ khiến một người bị thất nghiệp, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng khi xét tổng thể sẽ trở thành vấn đề công cộng cần giải thích. Nhà xã hội học sẽ cân nhắc 'các định chế kinh tế và chính trị trong xã hội, chứ không đơn giản là hoàn cảnh cá nhân và cá tính của một nhóm cá nhân'


Theo Mills thì xã hội học cần là ngành nghiên cứu trải nghiệm sống (biography) của các cá nhân trong bối cảnh lịch sử xã hội. Mường tượng xã hội học không chỉ hữu dụng với nhà xã hội học, mà còn quan trọng với tất cả thành viên xã hội nào muốn hiểu, thay đổi và cải thiện cuộc sống. Có lẽ xã hội học có thể coi là thành công nếu cho phép người ta đạt được mường tượng này, và các lý thuyết và nghiên cứu trong các chương còn lại của sách này có thể được đánh giá theo cách đó.


[*] từ trang 14-17 giáo trình Sociology Themes and Perspectives, 7th edition, Collins

Sunday, November 6, 2011

ban sac xa hoi

Bản sắc xã hội

Eliot Smith & Diane Mackie, Lê Hải dịch


Bản sắc xã hội là trung tâm của mọi góc cạnh hành vi xã hội, cũng như chương này chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ quyển sách này [1]. Như đã trình bày trong chương sách, khái niệm bản sắc xã hội giúp làm rõ những hiểu biết của con người về các nhóm, sự hình thành nhận thức của họ về bản thân, và cảm nhận của họ về những người khác bị xoắn với nhau như thế nào. Tư cách thành viên trong nhóm không chỉ định hình cách chúng ta nhận biết nhóm mình và các nhóm khác, mà còn ảnh hưởng về cơ bản lên cách chúng ta nhận biết các cá nhân khác và bản thân mình. Chúng ta không chỉ nhìn mình trong vai trò là thành viên của nhóm và hành động phù hợp với các qui chế và định chuẩn của nhóm, mà khi các vị trí bên trong nhóm trở thành một phần của bản thân, chúng ta nghĩ về nhóm của mình cũng giống như là nghĩ về bản thân như một cá nhân. Ví dụ như là nhiều kiểu thiên vị khiến chúng ta nhìn không chỉ mình mà cả nhóm mình qua lăng kính màu hồng.


Các bản sắc xã hội neo chúng ta lại trong thế giới xã hội bằng cách kết nối chúng ta với những người khác - những người mà nếu không thì có lẽ chúng ta chả có lý do gì để tin cậy, để thích, hay thậm chí để biết cả. Bởi vì các mối quan hệ được khuyến khích và thậm chí là được mở khả năng nhờ ta cứ tưởng rằng mình có gì đó chung, thuộc về nhóm và việc tự nhận dạng tạo ra một cơ sở xã hội thực sự để nghĩ, cảm giác và hành động. Cho nên, hiểu tư cách thành viên trong nhóm là tối cần thiết để hiểu nhiều góc cạnh của hành vi xã hội. Như quí vị có thể thấy trong các chương sách tiếp theo, ảnh hưởng của các nhóm lên lòng tin, ý kiến, và hành vi, lên các mối quan hệ gần gũi và yêu thương với những cá nhân khác, và lên cách chúng ta hành xử trong một nhóm mà các thành viên gặp mặt nhau, tất cả đều phụ thuộc chủ yếu vào cách chúng ta chấp nhận và xác định vị trí của mình bên trong nhóm. Từ đó không có gì khó hiểu tại sao chúng ta thường cảm thấy lạc lõng và phiêu bạt khi mất mát những bản sắc xã hội quan trọng, như là khi bị đuổi khỏi nhóm hoặc mất việc, hay khi bản sắc xã hội của mình bị đe dọa, ví dụ như là khi phải trải nghiệm sự phân biệt đối xử và nhận thấy những người khác hạ thấp nhóm của ta. Chúng ta có thể vẫn là cá nhân như trước giờ vẫn vậy, nhưng những phần quan trọng trong toàn bộ bản thân đó đã bị hư hại hoặc biến mất vì vị trí của ta trong thế giới xã hội bị mất hay gặp nguy cơ.


Các quan điểm tiêu cực về nhóm bên ngoài nảy sinh từ cùng nguồn gốc như các quan điểm tích cực của con người về bản thân và nhóm của mình. Những hình ảnh tiêu biểu phiến diện của nhóm được bàn trong chương trước chỉ là một phần của vấn đề nằm sâu hơn là định kiến phân biệt. Chối bỏ và đối xử kém với người khác cũng được hậu thuẫn từ sự đầu tư xã hội và tinh thần của ta vào nhóm của mình. Khi tư cách thành viên trong nhóm là quan trọng nhất, thì các thành viên của nhóm bên ngoài chỉ là những người ngoài không mặt, mà ta không hề quan tâm tới mỗi cá nhân. Chúng ta nhìn "họ" tất cả đều giống nhau và như là hoàn toàn khác ta về mục tiêu, giá trị và lòng tin của họ. Nhưng ta sẽ thấy, lối suy nghĩ này là cơ sở quan trọng cho cả xung đột lẫn mâu thuẫn giữa các nhóm.


Có lẽ để hiểu tư cách thành viên trong nhóm có thể đóng góp cho các hành vi gây hại và tàn phá con người như thế nào sẽ giúp tìm ra giải pháp cho những vấn đề đó bằng cách thiết lập lại nhóm trong và nhóm ngoài. Bất kể là ảnh hưởng của bản sắc xã hội là tốt hay xấu, điều cơ bản luôn tồn tại là cảm nhận của ta về nối kế bên ngoài da sẽ gộp một số người và loại bỏ một số người khác, với ảnh hưởng mạnh vào chuyện chúng ta nhìn và đối xử với người khác và bản thân mìh như thế nào.


[1] Trích dịch từ Eliot R. Smith & Diane M. Mackie 2000, Social Psychology 2nd Edition, Psychology Press, phần kết luận cho chương 6 - Social Identity.

Friday, October 28, 2011

Mau so nhan van

Phương tiện thông hiểu: mẫu số nhân văn

Florian Znaniecki, Lê Hải dịch[1]

Đặc tính tổng quát quan trọng nhất của các vật thể và sự kiện được nhà khoa học nhân văn nghiên cứu chính là việc chúng là “của ai đó”, tức là tồn tại trong hoạt động và trải nghiệm của những người nhất định, và sở hữu những tính chất mà con người trong quá trình hoạt động và trải nghiệm đã tạo ra qua những tác động và nhận biết của mình. Đặc tính quan trọng đó được gọi là mẫu số nhân văn của các vật thể và sự kiện mà nhà khoa học nhân văn nghiên cứu.

Nếu chúng ta loại bỏ mẫu số nhân văn ra khỏi bất kỳ khu vực nào được ngành nhân văn nghiên cứu thì khu vực đó cũng không còn tồn tại với ngành đó nữa. Ví dụ như là “tiếng Pháp” tồn tại trong hoạt động và trải nghiệm của những người đang sử dụng nó. Trong kết cấu của ngôn ngữ này có các câu và cụm từ mang đặc tính đó đối với người nghiên cứu tức là nhà ngôn ngữ học, đã được những người nói chuyện và viết bằng tiếng Pháp đóng góp và nhận diện. Giả sử chúng ta loại trừ hết những gì là tiếng Pháp cho những người đang sử dụng nó thì cũng tự động biến mất thứ ngôn ngữ mà nhà ngôn ngữ nghiên cứu. Lúc đó cùng lắm chỉ còn lại những gì có thể tạm gọi là “cơ sở” dưới dạng các sóng âm khác nhau hay lặp lại, nối tiếp nhau do chuyển động của thanh quản, lưỡi và môi của vô số vật thể hữu cơ đang sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định. […]

Mẫu số nhân văn được hình thành qua hoạt động và trải nghiệm của con người. Câu nói tồn tại ở dạng như chúng ta đã tạo ra, được chủ động nói ra và lắng nghe qua trải nghiệm (gồm cả nhận biết một số thể hiện của các cơ) cũng như thông hiểu. Bức tranh tồn tại như là đã được vẽ ra cũng như là được giới thiệu để người xem trải nghiệm. Việc đóng móng ngựa tồn tại như là đã được thợ rèn thực hiện cũng như trải nghiệm của anh ta và những người đứng xem. Hành động của bà mẹ đánh con tồn tại đúng như người mẹ đã làm và bà mẹ cùng đứa con trải nghiệm.

Nhưng ngay chính các ví dụ vừa rồi cũng cho thấy mọi sự không đơn giản như vậy. Người nói ra câu nói sẽ trải nghiệm âm thanh câu nói và hiểu khác hơn là người nghe cùng câu nói do người khác nói ra. Bức tranh sẽ thể hiện ra với chính người họa sĩ khác với người bán tranh, hay người xem không phải là dân thưởng ngoạn mỹ thuật chuyên nghiệp. Người thợ rèn sẽ trải nghiệm việc đóng móng ngựa khác hơn là người đứng xem. Việc bị mẹ đánh sẽ được đứa bé trải nghiệm hoàn toàn khác với người mẹ. Tóm lại, cùng một vật thể hay cùng một sự kiện sẽ có thuộc tính khác nhau phụ thuộc vào việc đứng nhìn từ góc độ nào. Vậy thuộc tính nào trong số đó được coi là quan trọng đối với nhà nghiên cứu nhân văn?

Trước hết cần phải xác định là với nhà nghiên cứu nhân văn thì từ các góc nhìn khác nhau, một cách nguyên tắc (ceteris paribus) thì quan trọng nhất là nơi mà cả hai thành phần của mẫu số nhân văn cùng xuất hiện trong mối quan hệ không tách rời: góc nhìn của chủ thể hoạt động và cũng là là trải nghiệm của vật thể và sự kiện đồng thời chi phối hoạt động đó. Khi nghiên cứu tiếng nói thì ceteris paribus quan trọng nhất là góc nhìn của người đã tạo ra, tức là người nói ra câu đó, trải nghiệm các bộ phận phát ra tiếng nói trên cơ thể, điều phối chuyển động của các cơ quan đó trong quá trình nói, âm thanh và ý nghĩa của các câu được nói ra, cũng như nội dung của câu nói như là một mục tiêu của việc phát âm và phối hợp các câu chữ. Khi nghiên cứu công việc của anh thợ rèn thì chúng ta cần phải đầu tiên là cân nhắc góc nhìn của chính anh ta, khi anh làm ra chiếc móng ngựa từ cục sắt nung đỏ bằng sức lực của chính bản thân, đặc biệt là tay, rồi kìm, lửa, và búa, nung sắt trong lựa lên rồi đập bằng búa trên đe, đồng thời phối hợp trải nghiệm sắt, lửa, kìm, đe, cơ thể của mình, và các sự kiện đặc biệt diễn ra trong quá trình thực hiện (nung sắt, quai búa v.v) cùng với mục tiêu muốn đến - chiếc móng ngựa bằng sắt – và quá trình từng bước thực hiện. Đối tượng vật thể của nhà nghiên cứu nhân văn trước hết và chắc chắn là những gì mà đối với con người là vật liệu hay dụng cụ được sử dụng, hoặc được làm ra như mục tiêu của một hành động nhất định. Còn đối tượng sự kiện là những gì đối với con người đó là đã tạo ra, hoặc để thực hiện một mục tiêu đã định, hoặc tác động ngược lại nếu trong trường hợp bị cản phá. […]

Trải nghiệm của chủ thể bằng chính mắt mình là trải nghiệm về thực tại khách quan. Hoạt động của anh ta là sự biến đổi thực tại khách quan đó. Và thực tại khách quan đó là của chung cho anh ta và nhiều chủ thể hoạt động khác. Mỗi người trong số họ coi trải nghiệm của riêng mình như là trải nghiệm về các vật thể đang tồn tại và các sự kiện thực tế., còn hoạt động riêng như là sự thay đổi khách quan đối với các vật thể đó và tạo ra hoặc ngăn lại các sự kiện đó. Mỗi người tìm thấy ít nhất một phần xác nhận cho quan điểm riêng, cho rằng các vật thể và sự kiện mặc định đó cũng được những người khác coi như như là vật thể và sự kiện khách qua (mặc dù có thể được cân nhắc khác một chút, tùy thuộc vào mối quan tâm nhất thời), và rằng các hoạt động của anh ta thường xuyên biến đổi – không phụ thuộc vào những người khác - các vật thể và sự kiện, được những người khác trải nghiệm, và những hoạt động của họ cũng đồng thời biến đổi các vật thể và sự kiện đó, được anh ta trải nghiệm, và không phụ thuộc vào anh ta. Các cụm từ và câu trong ngôn ngữ tồn tại khách quan với tất cả những người nói thứ tiếng này, và mỗi người đều biết rằng ngôn ngữ đó là thực tại khách quan không chỉ đối với anh ta mà cả với những người khác nữa, bất kể khác biệt trong phát âm và thông hiểu một số cụm từ và câu nói đặc biệt, và những người khác nghe, hiểu và trả lời câu nói của anh ta, cũng như anh ta nghe, hiểu và đáp lại câu nói của những người khác.

Thực tại khách quan này cũng tồn tại với nhà nghiên cứu nhân văn không phụ thuộc gì vào trải nghiệm và hoạt động của mỗi người cụ thể, bởi vì tồn tại với bất kỳ ai như trên. Nhưng lại không tồn tại mà không lệ thuộc vào trải nghiệm và hoạt động xét theo toàn bộ của những người đang hoạt động và trải nghiệm trong đó. Tiếng nói, văn chương, nghệ thuật, kiến thức, tôn giáo, kiến thức xã hội, tất cả đều là những lĩnh vực tồn tại khách quan, nhưng toàn bộ thực tại đó đều nhờ vào hoạt động của tất cả những người đã và đang tích cực tham gia. Khu vực nghiên cứu của nhà nhân văn - kết thúc ở nơi biến mất dấu vết vai trò tích cực của con người trong tạo ra và gìn giữ thực tại - tức là nơi mà thực tại được trình bày ra với nhà nghiên cứu, được tạo ra không nhờ sự tham gia hoạt động của con người và tồn tại không phụ thuộc vào con người.

Sự tồn tại của thực tại nhân văn khách quan và chung cho nhiều người đó - được thành lập thông qua hoạt động và trải nghiệm của mỗi người – cho phép và thậm chí buộc nhà nghiên cứu phải lấp đầy hay chính xác hơn là mở rộng góc nhìn của chủ thể hoạt động và trải nghiệm trong quá trình thực hiện hoạt động, cân nhắc góc nhìn của các chủ thể khác, và ngay cả của bản thân trong lúc thực hiện các hoạt động khác. Bởi vì hoạt động này trên thực tế sẽ sử dụng các thành phần của thực tại khách quan và biến đổi các thành phần đó và trong trải nghiệm chính chủ thể của mình và những người khác cũng đã nhận biết biến đổi các thành phần đó, cho nên hoạt động của anh ta không chỉ là điều mà anh ta chủ quan thực hiện và trải nghiệm, mà còn là là điều mà anh ta đã khách quan đi vào phạm vi thực tại chung của anh ta và những người khác. Cho nên người nghiên cứu có thể quan sát thực tại đó trong quá trình khách quan và trong các kết quả như là mặc định, được nâng lên cao hơn góc nhìn cá nhân của mỗi người cụ thể đang hoạt động và trải nghiệm – nhưng không phải của tất cả nói chung.

Từ quan điểm mở rộng như vừa mô tả về thực tại nhân văn khách quan, trải nghiệm của nhà nghiên cứu trong lúc quan sát hoạt động của con người tất nhiên sẽ có giá trị hơn là trải nghiệm của chính con người đang hoạt động đó. Ngoài trải nghiệm của người đó nhà nghiên cứu còn gộp cả trải nghiệm của những người khác nữa, cùng nhìn vào thực tại nhân văn đó. Góc nhìn của chủ thể hoạt động trong lúc thực hiện công việc chỉ là một trong số nhiều cơ sở mà nhà nghiên cứu đặt góc nhìn cao hơn của mình lên. Bức tranh mà chủ thể hoạt động nhìn thấy trong quá trình thực hiện chỉ là một thành phần của bức tranh rộng hơn mà nhà nghiên cứu nhìn vào. Nhà nghiên cứu cũng nhận định xác đáng, rằng nếu chủ thể hoạt động nâng mình lên cao hơn giới hạn tầm nhìn thực tế của bản thân, trên quan điểm thực tại nhân văn khách quan, thì hành động của chính anh ta được trình bày với anh ta cũng giống như là nhà nghiên cứu nhận biết trong lúc đó. Tính xác đáng của nhận định này thể hiện ra trong mọi bước khi con người hoạt động thường xuyên tự mình hay qua ảnh hưởng của những người khác nâng cao mình lên, trên quan điểm thực tại nhân văn khách quan, và trong khả năng hoạt động thì nhận biết của họ về hoạt động của bản thân cũng gần giống với nhận biết của nhà nghiên cứu, và trở nên không phải là “không-theo-chiều-nào” mà là “đa chiều”.

Tất nhiên là giữa quan điểm của nhà nghiên cứu và góc nhìn của chủ thể hoạt động không phải là không có bất đồng, vì nếu vậy tức là không có khác biệt giữa trải nghiệm của các chủ thể hoạt động khác nhau cũng như ở cùng một chủ thể đó khi thực hiện các hoạt động khác nhau. Cho nên, vì sự bất đồng đó tồn tại và thường không thể loại trừ, nhà nghiên cứu phải cân nhắc giá trị tương đối của trải nghiệm của mỗi chủ thể cụ thể khi thực hiện hoạt động cụ thể, đặt trên nền chung của thực tại nhân văn khách quan và kiểm chứng bằng vai trò thực tế mà hoạt động mặc định đó giữ trong thực tại, khi liên kết và biến đổi các thành phần của thực tại đó và một cách tương đối tạo ra các thành phần mới.

[1] Từ đoạn mở đầu của tác phẩm của nhà xã hội học người Ba Lan Florian Znaniecki Socjologia wychowania [Xã hội học giáo dưỡng], xuất bản năm 1930, in lại trong giáo trình ngành Nhân học văn hóa Đại học tổng hợp Warszawa, Andrzej Mencwell chủ biên 2001, chương XIV Rozumienie kultury [Thông hiểu văn hóa] trang 561-564.

Tuesday, March 22, 2011

Cong Dong Khu Vuc

Cộng đồng khu vực

Stanislaw Ossowski, Lê Hải dịch[1]

Có lúc ở một nơi khác tôi từng phân chia giữa hai khái niệm “tổ quốc riêng tư” và “tổ quốc ý thức hệ”[2], rằng khi nói đến tổ quốc ý thức hệ[3] tôi nghĩ đến lãnh thổ quốc gia, và toàn bộ phân tích đó phát xuất từ các nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc hiện đại. Nhưng khái niệm tổ quốc ý thức hệ trong này mang phạm vi rộng hơn: tổ quốc ý thức hệ là khu vực mà cá nhân liên hệ không chỉ qua trải nghiệm cá nhân và trực tiếp liên quan tới lãnh thổ đó và được tạo ra qua hoạt động cuộc sống bình thường, mà còn thông qua việc lệ thuộc vào một cộng đồng nhất định, vào nhóm mà cái lãnh thổ đó phần nào định hình. Vai trò các yếu tố cá nhân trong quan hệ cá thể với tổ quốc ý thức hệ hoàn toàn là giao thoa giữa tổ quốc riêng tư và tổ quốc ý thức hệ.

Cộng đồng này không hề phải là dân tộc hiện đại. Các cộng đồng lãnh thổ khác nhau chứa tổ quốc ý thức hệ theo nhiều kiểu khác nhau, mà nếu áp dụng khái niệm dân tộc trong cách hiểu hiện đại gây ra những nghi ngại nghiêm trọng. Với châu Âu hôm nay có thể nói cả đến tổ quốc ý thức hệ của cộng đồng khu vực: giữa tổ quốc riêng tư và lãnh thổ dân tộc có thể có chỗ cho tổ quốc khu vực. Đây không phải là tổ quốc riêng tư, nếu liên kết nối giữa cá thể và tổ quốc khu vực được thực hiện thông qua sự tham gia vào cộng đồng.

“Khu vực” được hiểu rất khác nhau. Thường người ta coi khu vực là đơn vị địa lý, tách biệt trên cơ sở địa hình hoặc các tiêu chuẩn kinh tế. Khu vực theo cách hiểu trong bài này, tức là hiểu theo nghĩa xã hội học, là mối tương quan giữa các cộng đồng khu vực. Mà cộng đồng khu vực là cộng đồng lãnh thổ, nhiều hay ít sẽ có cảm giác về sự tách biệt của bản thân, nhưng không coi mình là dân tộc; hay nói cách khác, thành viên của cộng đồng không tìm cách thiết lập cho cộng đồng mình những thuộc tính của dân tộc. Thường thì cộng đồng đó là thành viên của một cộng đồng dân tộc nào đó. Thành viên cộng đồng khu vực, người Podhalan, Kurp, Burgund hay Gaskon có thể cùng lúc cảm thấy trung thành với khu vực của mình và trung thành với tổ quốc dân tộc. Tại những khu vực đứt gãy của châu Âu hoặc một số vùng biên có lịch sử phức tạp cũng có thể là dân cư không nhìn ra ngoài mối liên kết khu vực, và không có – như người ta nói - cảm giác dân tộc.

Vấn đề thứ ba là cảm giác rất mạnh về sự tách biệt khu vực được nối với sự thù ghét nhắm vào nhà nước, vốn có cơ cấu ở địa phương, kèm theo xu hướng li khai, và tư tưởng có kèm theo đòi hỏi chính trị. Các lãnh đạo những cộng đồng như vậy cố gắng áp dụng mô hình cộng đồng dân tộc và tổ chức kháng chiến theo các khuôn mẫu kháng chiến giải phóng dân tộc. Việc khi nào thì chúng ta công nhận sự chuyển đổi của một cộng đồng khu vực thành dân tộc là điều khá tương đối. Vào khoảng năm 1880 ở vùng Catalonia mở rộng phong trào địa phương, tuyên truyền văn hóa và ngôn ngữ Catalonia trong khuôn khổ tổ quốc Tây Ban Nha. Sau 1890 người ta bắt đầu ồn ào hơn về “tổ quốc Catalonia duy nhất”. Trong những trường hợp đó, tranh chấp về chuyện chúng ta đang ngihên cứu nhóm khu vực hay dân tộc đang hình thành thường là mâu thuẫn giữa các cách nhìn của nhóm đấu tranh giải phóng dân tộc và góc nhìn của cộng đồng rộng hơn, bảo vệ tình trạng sở hữu của mình và không muốn từ bỏ một trong số các “khu vực” của mình.

Đối lập với cộng đồng dân tộc kiểu đó - vốn phổ biến ở châu Âu lục địa ngoài Liên Xô, là cộng đồng khu vực - như chúng ta đã nói – có thể là thành viên của cộng đồng rộng hơn, mà cộng đồng rộng hơn đó cũng có thể là dân tộc, cũng như là các cộng đồng khu vực khác (khu vực trong khu vực, các khu vực lớn hay nhỏ). Từ góc nhìn của ngành xã hội học không có lý do gì để mà không coi các vùng lớn của Cộng hòa Ba Lan thời giữa hai cuộc chiến như Galicja, Kogresów, Poznan như là các khu vực, nơi mà dân chúng còn giữ cảm giác tách biệt được tạo ra từ việc phân chia lãnh địa thời lệ thuộc. Người Poznan cảm thấy rất tách biệt so với người Galicja hay Kongresów, mặc dù vẫn trung thành với tổ quốc Ba Lan. Trong lòng các cộng đồng khu vực lớn đó lại có thêm các phân chia khu vực nhỏ hơn, và gần hơn với cách dùng chữ “khu vực” của đời thường: Podhalan, Krakow, Kurp, Ksiezak, Kaszuby.

Cảm giác riêng biệt về khu vực có thể có nguồn gốc khác nhau. Có thể bắt nguồn từ điều kiện địa lý chia cắt ở một mức độ nào đó so với các vùng đất láng giềng (Korsyka là vùng đảo ở Hà Lan, đất của các dòng tộc đặc biệt chia cắt bằng vịnh, hồ và chuỗi núi cao) hoặc phương thức canh tác và quan hệ láng giềng cách biệt (Pohale, Huculszczyzna, Polesie, Kurpie, Zaglebie Górnicze). Có thể là kết quả của lịch sử chính trị riêng biệt, mà ở đây là nhà nước riêng biệt trong quá khứ hay là phụ thuộc khu vực trong các giai đoạn khác nhau vào các hình thái chính trị khác nhau. Tây Ban Nha thành lập từ quá trình nối kết 17 vương quốc, một tỉnh và hai mảnh đất lãnh chúa, và sự tách biệt phân chia dân chúng các quốc gia nhỏ đó trước khi thống nhất trong nhiều trường hợp để lại dấu vết mà hôm nay vẫn còn nhìn thấy. Vùng Alsace và Lorraine trong giai đoạn thuộc vào Pháp khác biệt với các tỉnh khác của Pháp về ký ức mối quan hệ chính trị quá khứ với Liên bang Đức; còn trong giai đoạn thuộc về Đức thì lại cảm thấy sự tách biệt so với các vùng đất khác của Đức qua ký ức về quá khứ nằm trong biên giới Vương quốc Pháp và Cộng hòa Pháp. Các khác biệt chính trị tiếp theo – bên cạnh các yếu tố khác - ảnh hưởng tới cảm giác cách biệt của dân cư các tỉnh của Nam Tư như là Bosnia, Banat, Sandzak, Macedonia, chưa nói gì đến Chorwacja và Dalmacja. “Chúng tôi từng là Áo, rồi thiếu chút nữa là Czech, sau đó chúng tôi là Ba Lan, sau đó là Đức, bây giờ lại là Ba Lan” - một dân cư Ustron vùng Czeszyn chia sẻ với tôi. “Chúng tôi muốn biết một lần cho rõ luôn, rằng chúng tôi sẽ ở đâu đó lâu dài”. “Chúng tôi” ở đây rõ ràng là dân cư vùng Slask thuộc Cieszyn.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là với các khu vực nhỏ hơn, cần tìm nguyên nhân cảm giác tách biệt trong điều kiện lịch sử kiểu khác, ví dụ như là đất thuộc tổng giám mục nhà thờ Gnieznien, hay vua chúa, mà trong một số khu vực cuộc sống xã hội của người nông dân có khác với nơi được định hình trực tiếp theo kiểu cha truyền con nối.

Bên cạnh tất cả các tình huống vừa kể, nơi sự khác biệt của cộng đồng khu vực phát xuất từ khác biệt địa lý hay lãnh thổ chính trị khu vực, chúng ta còn phải cân nhắc nguồn gốc cho cảm giác tách biệt khu vực trong một quá trình cuộc sống xã hộI cho tính chất văn hóa của dân cư khu vực, những người không nhất thiết phải liên quan về nguồn gốc với tính chất địa lý của khu vực hay với quá khứ lịch sử của nó. Ý tôi muốn nói đến ngôn ngữ hay lòng tin riêng. Khác biệt về ngôn ngữ là yếu tố khu vực quan trọng ở các tỉnh biên giới nước Pháp như Bretania, Flandria, Alsace, Nizzy, xứ Basque, Roussillon. Ba Lan có phương ngữ Kaszub, dù rằng không phân biệt người Kaszub ra khỏi người Kociew hay Mazura trên mặt bằng thông hiểu, nhưng có vai trò như vậy ở một mức độ nào đó. Chúng ta chú ý rằng ngôn ngữ riêng có thể là yếu tố cách biệt khu vực ngay cả khi chỉ có một phần dân cư trong khu sử dụng, ví dụ như là ở Bretania, và ngôn ngữ có thể là thành phần văn hóa địa phương, được những người thậm chí không sử dụng tôn trọng.

Trong các trường hợp đặc biệt các yếu tố cách biệt khu vực khác nhau cùng hỗ trợ nhau. Nhưng khu vực có được sự khác biệt là nhờ kết hợp một số tính chất, mà mỗi tính chất đều nối với tổng thể lãnh thổ khác. Tách biệt nhóm có thể là kết quả cùng lúc hoặc lần lượt của sự lệ thuộc của nhóm đó vào hai nhóm lớn hơn khác nhau. Dân Bỉ ở Flamand nối kết với quá khứ chính trị và công giáo xứ Walon, và ngôn ngữ với Hà Lan. Dân Mazura thuộc Phổ nối với người Bắc Mazura ngôn ngữ Ba Lan, với người Đức là lệ thuộc chính trị và lòng tin. Tín ngưỡng không chỉ phân chia họ với ngườI Mazura bên kia ranh giới, mà còn vớI người Ba Lan ở vùng Chelmins, mà họ từng có quan hệ chính trị từ năm 1772 đến 1919, với người Warmin mà họ có quan hệ chính trị từ năm 175. Nếu người Galicja ở Ukrainia tạo ra cộng đồng khu vực với cảm giác cách biệt mạnh thì là vì nối kết với phía tây di sản chính trị và công giáo, còn phía đông là ngôn ngữ và chính thống giáo.



[1] Bản gốc là phần lý thuyết từ tập sách về “Vấn đề liên kết xã hội khu vực và dân tộc ở vùng Slask Opolski, GS Stanislaw Ossowski viết năm 1947, in lại trong Toàn tập, quyển 3, PWN xuất bản năm 1967 ở Warszawa, trang 74-78. Ngoại trừ phụ lục kế tiếp là của nguyên bản, còn lại là do người dịch chú giải thêm.

[2] Trong bài Analiza socjologiczna pojecia ojczyzny [Phân tích xã hội học về khái niệm tổ quốc], tạp chí Mysl Wspolczesna 1946, nr 2, trang 154-175, in lại trong các trang 15-46 Toàn tập, quyển 3, PWN.

[3] Nguyên gốc là ojczyzna ideologicza. Ideologiczna là thuộc về tư tưởng, mà theo cách hiểu trong các bài viết khác của Ossowski là do ảnh hưởng từ một phong trào tư tưởng, tức là ý thức hệ. Khái niệm Ojczyzna phát xuất từ chữ Ojciec – cha, tức là có thể hiểu là quê cha đất tổ, hay quê hương. Mặc dù tác giả cũng nhắc đến tình cảm trong khái niệm này, nhưng cũng có nhiều chỗ nhắc đến lòng “yêu nước” – patriotism đối với miền đất đó. Như vậy nó còn nhiều hơn là miền yêu dấu trong tâm khảm, là khái niệm quê hương gần với cách dùng “tổ quốc riêng tư” của tác giả hơn. Tổ quốc ý thức hệ cũng được dùng cho những vùng đất ly khai như xứ Basque (đòi) tự trị, cho nên mang nghĩa gần với tổ quốc và quốc gia hơn là quê hương.

Friday, February 4, 2011

dan toc bieu tuong

Viết sử dân tộc qua biểu tượng

Anthony Smith 2009, Lê Hải dịch [1]

Mục tiêu của cuốn sách này là đưa ra một tuyên ngôn ngắn mà đầy đủ về phương pháp tiếp cận dân tộc biểu tượng (ethno-symbolic) trong nghiên cứu các quốc gia và dân tộc. Nó nhắm đến việc trình bày cơ sở lý thuyết của quá trình hình thành, các mặc định và quan tâm chính, và phân tích về quá trình hình thành các quốc gia, sự bền vững và thay đổi và vai trò của chủ nghĩa quốc gia. Cùng lúc sách cũng chứa một xác nhận chung cho đóng góp của tôi vào lối tiếp cận này và áp dụng cho các vấn đề trung tâm của các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia.

“Trường phái dân tộc biểu tượng” không đòi hỏi trở thành một lý thuyết khoa học. Nên coi đây là một thế giới quan riêng cho, và chương trình nghiên cứu để, nghiên cứu các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia. Trên thực tế, tên gọi hình thành một cách tình cờ, phát xuất từ các trao đổi tại Đại học kinh tế chính trị London (LSE) vào cuối thập niên 1980s về bản chất tự nhiên của các nhóm dân tộc và các quốc gia, và nhu cầu phảI khảo sát các chều biểu tượng của họ.

Các thành phần biểu tượng của dân tộc

Trong chương trước, tôi đã lập luận rằng tâm điểm các mối quan tâm của trường phái dân tộc-biểu tượng là nhu cầu hiểu “thế giới bên trong” của dân tộc và chủ nghĩa quốc gia thông qua phân tích các thành phần biểu tượng và hệ trục chủ quan. Các nét sơ khai của mối quan tâm này xuất hiện trong tác phẩm Các quốc gia trước khi có Chủ nghĩa quốc gia (Nations before Nationalism) của John Armstrong (1982). Trong bộ sách phục vụ thảo luận đó, ông lập luận rằng sự bền vững của các bản sắc dân tộc và các quốc gia thậm chí đáng kể hơn các thay đổi mà họ đang trải qua, và rằng vì lẽ đó chúng ta cần tập trung vào vùng biên biểu tượng tách rời họ khỏi láng giềng. Theo bước tiên khởi của Fredrik Barth, Armstrong cho rằng vùng biên xã hội của nhóm bền hơn quan niệm văn hóa của các thành viên và các tính chất đính kèm. “Tính dân tộc” bản thân từng được hiểu theo lối hiện tượng luận như một nhóm các thuộc tính, tâm tư hay quan niệm thay đổi. Vì vậy cần phải tính đến độ bền của các nhóm dân tộc trong qui mô của các cơ chế tạo biên biểu tượng như là từ, chữ, ngôn ngữ, quần áo và kiến trúc, phương pháp mà tầng lớp cao chuyển tải biểu tượng, và các kết cấu huyền thoại thành công mà bên trong có chứa các biểu tượng đó. Huyền thoại, biểu tượng và giao tiếp - phức hệ của huyền thoại và biểu tượng – cung cấp các công cụ khái niệm cần thiết để phân tích các nhóm dân tộc và các quốc gia theo chiều dài lịch sử (longue durée), cũng như để tóm bắt chức năng trọng tâm của động cơ huyền thoại (mythomoteurs) - tổ hợp các huyền thoại tạo dựng ra một thể chế dân tộc - bảo đảm sự bền vững lâu dài cho các bản sắc dân tộc. (Đọc thêm các sách của Armstrong xuất bản năm 1982 và 1995, cũng như Barth năm 1969, và tranh luận trong chương 8 của sách A.D. Smith xuất bản năm 1998)

Sau đó không lâu, tác phẩm Động lực học của Chủ nghĩa quốc gia văn hóa (Dynamics of Cultural Nationalism) của John Hutchinson (1987) cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa dài hạn trong lý giải về sự gia tăng của các phong trào quốc gia. Trong các trường hợp như là Ireland chúng ta có thể phân biệt diễn biến song song của hai loại hình phong trào quốc gia, thứ nhất là mang tính chính trị và nhắm đến nhà nước và chủ quyền, còn thứ hai là mang tính văn hóa và quan tâm nhiều hơn đến tái tạo đạo đức cho cộng đồng dân tộc và việc thiết lập một quốc gia tự tồn tại. Trong các trường hợp này vai trò của giới tri thức cổ xúy tư tưởng quốc gia văn hóa là tối cần thiết trong quá trình định nghĩa và hồi phục cộng đồng dân tộc [2] thông qua việc tái phát hiện các huyền thoại cổ xưa, các biểu tượng và ký ức, và thường hoạt động song hành với tư tưởng quốc gia chính trị, hay một dạng thay thế khi hình thức kia không đạt được mục tiêu. Nhìn theo cách này thì các nhà hoạt động theo chủ nghĩa quốc gia văn hóa cũng là những người “xây dựng quốc gia” như bất kể nhà hoạt động theo chủ nghĩa quốc gia chính trị nào hướng tới việc thành lập nhà nước. (Xem thêm các sách của Hutchinson xuất bản năm 1987, 1992 và 1994)

Huyền thoại, biểu tượng, ký ức và giá trị cũng chiếm vị trí trung tâm trong các xây dựng của riêng tôi. Ban đầu tôi quan tâm tới nhiều định hướng khác nhau – người phát động tân truyền thống, người cổ xúy đồng hóa và người theo hướng cải tổ - trong giới tri thức [3] trong quá trình hình thành các phong trào quốc gia, và cách họ phản ứng với các thách thức từ “nhà nước khoa học” với tôn giáo. Nhưng trong tác phẩm Sự hồi sinh của dân tộc (The Ethnic Revival 1981) tôi bắt đầu đặt vị trí của các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia trong một bối cảnh lịch sử rộng hơn, và như John Armstrong, lập luận về nhu cầu cần phân tích các nguồn gốc dân tộc lâu dài của họ. Trong tác phẩm Các nguồn gốc dân tộc của các quốc gia (The Ethnic Origins of Nations 1986) tôi thu nhận khái niệm của Armstrong về ‘phức hệ huyền thoại và biểu tượng’ và tập trung vào vai trò của các cộng đồng dân tộc (ethnie) trong sự hình thành của các quốc gia, ủng hộ nhu cầu kiểm tra các biểu tượng, huyền thoại, ký ức và giá trị cá nhân mà họ lấy làm cơ sở, những động cơ huyền thoại (mythomoteurs) chống đỡ cho các thể chế của họ, và các loại hình cộng đồng dân tộc khác nhau tạo nền cho sự hình thành quốc gia sau đó - chủ đề mà tôi sẽ quay lại. (Xem thêm sách của Smith xuất bản năm 1983, đặc biệt là chương 10, cùng các tác phẩm năm 1981 và 1986)

Hệ quả của tất cả điều này là, ngược với thành ngữ tiếng Anh đặt “biểu tượng” trong thế (đơn giản là) ngược với “thực tại”, các nhà dân tộc biểu tượng học nay tuyên bố rằng các thành phần văn hóa này cũng là một phần của thực tại xã hội như bất kỳ vật chất hay các yếu tố tổ chức nào; hơn vậy, thực tại xã hội không thể hiểu được bên ngoài hệ tư tưởng biểu tượng. Và nếu các nhà dân tộc biểu tượng nhấn mạnh đến các yếu tố văn hóa đó, thì theo quan điểm của họ sự chuyển đổi cân bằng đã bị xáo trộn từ các hệ thống đã chuyển “biểu tượng” sang siêu kết cấu hay thậm chí hiện tượng phụ, làm tổn hại sự thông hiểu đầy đủ hơn và có sắc thái về dân tộc, các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia.

Vượt quá các diễn giải chung vừa trình bày, các nhà dân tộc biểu tượng học coi các thành phần văn hóa như biểu tượng, huyền thoại, ký ức, giá trị, nghi lễ và truyền thống là tối quan trọng trong phân tích về dân tộc, các quốc gia và các chủ nghĩa quốc gia. Có nhiều lý do cho điều đó. Đầu tiên, các tổ hợp khác nhau của những phần tử này đã giữ vai trò, và tiếp tục giữ vai trò sống còn trong quá trình tạo ra các kết cấu xã hội và các văn hóa, định nghĩa và chính danh hóa các quan hệ của các khu vực, nhóm và cơ quan khác nhau trong một cộng đồng. Bằng các phương pháp đó, họ bảo đảm một mức độ nhận thức chung, nếu không phải là dính liền, ngay cả trong các giai đoạn khủng hoảng và thay đổi nhanh chóng, và ngay cả khi một số huyền thoại, biểu tượng và truyền thống tiên khởi bị thay đổi hay bác bỏ, như từng xuất hiện trong các cuộc Cách mạng Pháp, Nga và Trung Quốc. Thứ hai, cũng những phần tử văn hóa đó để lại cho mỗi cộng đồng một tổ hợp trình diễn trong ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục và các cơ chế, vốn giúp phân biệt với các cộng đồng tương tự khác trong mắt cả thành viên lẫn người bên ngoài, và tăng vai trò của cộng đồng và làm sắc nét ranh giới xã hội và sự đối lập với bên ngoài, như là ranh giới tiếp tục định nghĩa cộng đồng và phân chia “chúng ta” với “họ”. Cuối cùng, các giá trị, các ký ức, các nghi lễ và các truyền thống được chia sẻ giúp củng cố một ý niệm liên tục với các thế hệ quá khứ của cộng đồng - một tình cảm được tăng cường nhờ sự chấp nhận rộng rãi của các biểu tượng tập thể như cờ, quốc ca hay ngày nghỉ lễ mà ý nghĩa có thể thay đổi theo thời gian nhưng hình thức gần như là cố định. Các biểu tượng đó đặc biệt quan trọng trong lễ hội và nghi thức của văn hóa công cộng, vốn giúp thiết lập và giữ vững các liên kết cộng đồng và ý niệm về bản sắc dân tộc. (Về các biểu tượng dân tộc ở Israel có thể đọc sách của Gal xuất bản năm 2007, về tư tưởng biểu tượng nói chung đọc Roshwald năm 2006, và với các biểu tượng của các nước châu Ấu, đặc biệt là cờ và ngày lễ quốc gia, đọc Elgenius 2005)

Nhờ tập trung vào “thế giới biểu tượng”, theo một số cấp độ có thể bước vào “thế giới nội tại” của các thành viên các cộng đồng dân tộc và các quốc gia, và những người tham gia vào các phong trào quốc gia, cho phép chúng ta ghi nhận đầy đủ hơn và cân bằng hơn về các hiện tượng đó. Các phân tích của các nhà hiện đại học rất thường nhận dạng các điều kiện kết cấu nào khuyến khích sự tăng trưởng của các quốc gia và/hoặc các chủ nghĩa quốc gia, nhưng ngưng không nói gì thêm về nội dung của các tư tưởng quốc gia và các phong trào hay hình dạng riêng biệt của các quốc gia, hay hơn nữa các sắc dân hay nhóm nào nhiều khả năng sẽ trở thành các quốc gia hiện đại. Để trả lời các câu hỏi đó, chúng ta phải cố gắng đánh giá tiếng nói của các chủ đề khác nhau – các huyền thoại, các ký ức, các biểu tượng, các giá trị và tương tự - với các tầng lớp khác nhau trong dân chúng, và các lý do cho mối quan hệ này, không chỉ về các lợi ích và nhu cầu vật chất mà còn viễn kiến và khát vọng, mức độ thân thuộc của các khái niệm được sử dụng, các truyền thống dân gian, phong tục và tương tự. Cho nên có nhu cầu bổ sung các phân tích kết cấu bằng một tìm hiểu trong thế giới văn hóa và biểu tượng của dân tộc tính và quốc gia tính.

Mối quan tâm này với thế giới biểu tượng có lúc được mô tả như một lối tiếp cận “chủ quan”, ví dụ như một trong số các điểm tập trung chủ yếu vào cảm giác và tính cách của người ta, cho đến sự loại trừ của các yếu tố được coi là “khách quan”. Điều đó rất xa sự thật. Không rõ mối phân chia trước đây về các yếu tố chủ quan và khách quan có còn giá trị diễn giải hay không, khi mà rất nhiều hướng đi và thành phần được đưa vào bất kỳ xem xét nào đều có cả hai dạng thức đó, ví dụ như chúng ta nên xếp “truyền thống” hay “nhu cầu vai vế” vào nhóm khách quan hay chủ quan? Trong bất kỳ trường hợp nào thì các tiếp cận dân tộc biểu tượng đều luôn vượt qua ranh giới (ước định) giữa chúng, và các khái niệm được vận dụng có thể được coi là cùng lúc “khách quan” và “chủ quan”. Với các nhà dân tộc biểu tượng học, văn hóa – và văn hóa trong mối quan hệ với chính trị - là trung tâm, không phải các cảm giác hay tính cách chủ quan. Và “văn hóa” được hiểu nhiều hơn là các ý tưởng hay lý tưởng, vấn đề mà tôi sẽ quay trở lại trong chương 6.

Lịch sử văn hóa của quốc gia

Bất kể trong trạng thái tái chấp nhận, tiếp tục hay tái xuất, mối quan hệ giữa quá khứ hay các quá khứ dân tộc với hiện tại quốc gia là tâm điểm cho các mối quan tâm của hệ tư duy dân tộc biểu tượng. Đó là tại sao phân tích lịch sử cả một giai đoạn dài là không thể thiếu để điều tra các sắc thái, hình dạng và độ bền của các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia, và tại sao sự lệ thuộc của trường phái hiện đại và một giai đoạn hiện đại duy nhất trong nghiên cứu lại giới hạn và đại khái đến bất ngờ. Ngay cả khi chúng ta nhận rằng cộng đồng quốc gia đang nghiên cứu xuất hiện chỉ trong thời hiện đại, chúng ta vẫn phải khảo sát dân tộc và các tiền đề văn hóa của nó, và các mô hình của cộng đồng xã hội và biểu tượng mà một số thành viên của nó hướng tới, nếu chúng ta muốn đưa ra một giải thích tròn trịa và hài lòng hơn về các mặt văn hóa riêng biệt và vị trí địa lý văn hóa mà nó chiếm giữ trong mối quan hệ với các cộng đồng khác.

Cho nên, nhiệm vụ lý thuyết chính của một phân tích dân tộc biểu tượng là cho ra một lịch sử văn hóa của quốc gia như một loại hình của cộng đồng văn hóa lịch sử. Tôi nói vậy có nghĩa là một khảo sát vào các hình ảnh tự thân về văn hóa và xã hội thành công và ý niệm về bản sắc, các mâu thuẫn tư tưởng và thay đổi xã hội của một nhóm dân được định nghĩa bằng văn hóa trong một khu vực nhất định và/hoặc thể chế. Những hình ảnh về bản thân đó, bản sắc, mâu thuẫn và thay đổi phát xuất từ cuộc chơi giữa các công trình chính trị và văn hóa cạnh tranh từ các giai cấp khác nhau, các tuyên ngôn tôn giáo và các nhóm dân tộc trong một khu vực đã định và quần thể và/hoặc thể chế, cũng như ảnh hưởng chính trị của các sự kiện và tập thể bên ngoài, đặc biệt là, nhưng không hề mang tính loại trừ, trong thời hiện đại của chủ nghĩa quốc gia. Họ cũng phụ thuộc nhiều vào các loại hình khác nhau của văn hóa công chúng riêng biệt - cấu trúc trên dưới, đồng thuận và dân sự cộng hòa - vốn phát xuất từ các mô hình văn hóa công cộng trong thế giới cổ đại và hình thành trong lịch sử nên cấu trúc xã hội và chính trị của các cộng đồng ngày càng “quốc gia” từ giữa thời Trung Cổ cho đến hiện tại. Như kết quả của cuộc chơi phức tạp này giữa các yếu tố và mô hình, chúng ta thường thấy hai hay nhiều hơn viễn kiến về vận số của dân tộc cạnh tranh cho ảnh hưởng chính trị tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian, với các thành viên của cộng đồng tìm về các thời đại vàng khác nhau và các loại văn hóa công chúng khác nhau, đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng và được coi là suy thoái, và đề nghị các công trình khác và thậm chí ngược lại để phục hồi quốc gia. Trường hợp như vậy có thể giải quyết bằng cách bỏ một công trình cạnh tranh, có thể qua cách mạng của một loại khác, hay quá trình cải tổ xã hội và văn hóa và phục hồi đạo đức vốn thường tham gia loại hình lắp ghép nhất định dựa trên lựa chọn và tái giải thích các truyền thống nhận được. (Để có thêm bàn luận đầy đủ hơn về ba loại văn hóa công cộng tách biện tìm đọc sách của A.D. Smith xuất bản năm 2008, chương 4-7, cũng như Hutchinson năm 2005 chương 3 về khái niệm “các cuộc chiến văn hóa” quốc gia)

Các diễn giải vừa rồi cho phép chúng ta lên sơ đồ các bước ghi chép theo phương pháp dân tộc biểu tượng cho các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia, mà tôi sẽ mô tả chi tiết sau. Bắt đầu từ các cơ sở dân tộc được hình thành từ cuộc chơi của các mối quan hệ huyết thống, văn hóa và hoạt động chính trị, một lịch sử văn hóa của quốc gia đầu tiên cần tìm cách lần theo các quá trình xã hội và biểu tượng trong quá trình hình thành, trước khi tiếp tục phân biệt các loại cộng đồng quốc gia khác nhau và các con đường [4] hình thành quốc gia khác nhau, cũng như là các giai đoạn kế tiếp. Và rồi có thể khảo sát vai trò của các loại hình chủ nghĩa quốc gia khác nhau, như một diễn biến tư tưởng trong vận động quần chúng và tạo dáng các quốc gia tách biệt, cũng như là phần đóng góp của giới tri thức và chuyên viên theo tư tưởng quốc gia trong quá trình này. Cuối cùng, điều này có thể kéo theo cuộc điều tra các lực tạo ra độ bền vững và thay đổi của các quốc gia, đặc biệt là trong thế giới hiện đại. Nghiên cứu đó sẽ cần phân tích các nguồn văn hóa và tôn giáo nền tảng của quốc gia, cũng như các mâu thuẫn giữa các tầng lớp cao là những người đưa ra các câu chuyện dân tộc lịch sử khác nhau và tìm cách thực hiện các công trình thường đối lập nhau về tái lập quốc gia và “vận mệnh quốc gia” đại diện cho “nhân dân”.

Điều này như vậy sẽ tạo ra các vấn đề nối tiếp làm cơ sở cho ba chương tiếp theo, mà chương đầu tiên sẽ dành cho sự hình thành của các quốc gia, chương hai là vai trò của chủ nghĩa dân tộc, và chương ba là sự bền vững, thay đổi và các nguồn lực của quốc gia. Một lần nữa, cần nhấn mạnh đến lợi ích và giới hạn của lối tiếp cận như vậy. Giải pháp này không hề nhằm thay thế lối viết sử tiêu chuẩn của trường phái hiện đại, mà tập trung vào các thành phần biểu tượng và xã hội để tìm cách bổ sung và nơi cần thiết thì điều chỉnh các mô hình chính trị và kinh tế phổ biến từ trước do trường phái hiện đại đưa ra. Nói cách khác, lối tiếp cận này nhằm tiếp nối từ nơi mà các lối viết sử qui ước dừng lại, và cung cấp thêm các chiều văn hóa và biểu tượng mà họ thường bỏ qua. Điều thường khiến tạo cảm giác rằng rất nhiều sách sử hiện đại không bao giờ đến được mục tiêu vì họ không thể vào được “thế giới bên trong” của các thành viên của cộng đồng quốc gia. Đó chính xác là điều mà lịch sử văn hóa của quốc gia, mà trường phái dân tộc biểu tượng mời chào, muốn làm tốt.

[1] Trích dịch từ quyển Ethno-Symbolism and Nationalism: A cultural approach, Rotledge xuất bản năm 2009, trang 1 (2 đoạn đầu) và 22-26 (mục Các phần biểu tượng của dân tộc) và 38-39 (mục Lịch sử văn hóa của quốc gia). Tựa đề do người dịch đặt, lắp ghép các phần nhằm giới thiệu những điểm chính trong hệ thống lý thuyết mà Anthony Smith đã xây dựng từ thập niên 1980s, hiện đang tiếp tục ảnh hưởng mạnh trên thế giới. Để phân biệt từ gốc tiếng Anh thì những khái niệm có liên quan tới ethnie sẽ được dịch là dân tộc, còn nation là quốc gia. Khái niệm chủ nghĩa quốc gia hay tư tưởng quốc gia đều là cùng từ chữ tiếng Anh nationalism mà ở nơi khác và thông thường người dịch vẫn gọi là chủ nghĩa dân tộc, như trong bài tổng quan về chủ nghĩa dân tộc trên tạp chí Talawas mùa thu 2009 có thể truy cập qua địa chỉ mạng http://www.tapchitalawas.org/pdf/talawas_tapchi_muathu09_LeHai.pdf. Các chú thích bên dưới tiếp theo cũng là của người dịch, còn chú thích trong bản gốc được đặt trong ngoặc đơn nối vào phần văn bản chính.

[2] Tiến trình này đang diễn ra ở Việt Nam như mô tả của Lương Văn Hy trong bài viết Tái cơ cấu tư tưởng quốc gia Việt Nam 1954-2006 (Restructuring Vietnamese nationalism 1954-2006) đăng trên tạp chí Pacific Affairs của đại học British Columbia số 80, tập thứ 3 mùa thu năm 2007, trang 439-453. Bản tiếng Anh trên mạng có thể truy cập ở địa chỉ http://pacificaffairs.ubc.ca/pdfs/luong.pdf. Tư tưởng quốc gia văn hóa thể hiện ra qua các hoạt động của nhà cầm quyền, từ thay đổi luật lệ cho đến tổ chức lễ hội văn hóa cổ truyền thay vì cấm cản và đối lập như trước kia. Cũng theo đó thì chủ nghĩa quốc gia không chỉ đơn giản là cặp song hành của hai sắc thái chính trị và văn hóa như trình bày, mà xu hướng thế giới trong vài thập niên qua là chuyển từ chủ nghĩa quốc gia phát triển (developmental nationalism) sang chủ nghĩa quốc gia văn hóa (cultural nationalism) trong diễn biến động lực học tái cấu trúc (dynamics of restructuring). GS Lương Văn Hy sinh ở Hà Nội, lớn lên ở Sài Gòn, cựu học sinh Petrus Ký, du học Mỹ từ 1971 theo ngành nhân học, cử nhân Berkeley năm 1974 và tiến sĩ Harward năm 1981. Từ thập niên 1990 dạy ở đại học Toronto, Canada và có nhiều đóng góp cho khoa nhân học tại đại học KHXHNV tp.HCM, được đại học quốc gia tp.HCM phong Giáo sư danh dự năm 2006.

[3] Giải pháp phân loại giới trí thức được Claire Sutherland áp dụng để phân tích lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20, như trong bài viết Chiến trường khái niệm: chủ nghĩa quốc gia của Việt Nam trong thế kỷ 20 (Conceptual combat: Twentieth century Vietnamese nationalism) in trong tập 2 của bộ sách Nationalism: Across the Globe do Cao đẳng báo chí và các ngành nhân văn ở Poznan, Ba Lan xuất bản năm 2005. Bài viết giải thích rõ hơn về ba dạng tri thức mà A.D. Smith đã phác thảo trong tập sách xuất bản năm 1981, rằng “nhóm tân cổ điển (neo-traditionalist) muốn tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật nhưng không kèm theo hệ thống triết học của nó, đơn giản là dùng các phương pháp hiện đại để đạt mục tiêu truyền thống và tôn giáo. Nhóm đồng hóa (assimilationist) thì lại hết lòng tiếp nhận tư duy hợp lý (rationalism) và khoa học cùng với các mục tiêu hiện đại hóa phổ biến. Theo thời gian khi tham vọng của họ ở xã hội phương Tây phát triển mà họ ngưỡng mộ không thành và khoảng cách lớn giữa các truyền thống cộng đồng khác biệt trở nên rõ ràng, thì họ không còn lựa chọn nào khác hơn là tự giới hạn với quê nhà. Cuối cùng là nhóm cải tổ (reformist – theo hướng triệt để radicalism) muốn hiện đại hóa tôn giáo bằng cách bỏ bớt các phát triển không hay, cùng với lòng tin của họ trong cả hệ thống thần thánh và nhà nước khoa học như ’chính danh đôi’ nguồn song hành của chính quyền trong thế giới hiện đại” (trích dịch từ bài viết đã dẫn của Sutherland, trang 327). Theo đó lực lượng Việt Minh và Hồ Chí Minh có thể được xếp vào nhóm cổ xúy đồng hóa với phương Tây theo phân loại của Smith, hiệu quả hơn các nhóm tương tự như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Nguyễn An Ninh. Các giáo phái Phật giáo nam bộ thì mang nhiều dáng dấp của tư tưởng tân cổ điển, cũng giống như các nhóm ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại sau thế hệ đầu tiên của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và phần nào là cả Phạm Quỳnh nữa. TS Clair Sutherland dạy ở đại học Durham, Anh quốc, từng có 2 năm sống ở Việt Nam để nghiên cứu và viết luận văn. Cuốn sách mới nhất của cô so sánh quá trình thống nhất đất nước của Việt Nam và Đức Soldered states: nation-building in Germany and Vietnam được NXB đại học Manchester xuất bản năm 2010.

[4] Các con đường hình thành quốc gia (nation formation) khái quát từ các trường hợp châu Âu được Stein Tonnesson thử nghiệm với các nước châu Á và phát hiện thêm một trường hợp bổ sung, là con đường “giai cấp”, như trong bài giảng ngày 14.IV.2008 tại đại học LSE, in lại trên tạp chí Nations and Nationalism số 15(3) 2009, trang 375-395: The class route to nationhood: China, Vietnam, Norway, Cyprus – and France. Smith đưa ra hai con đường chủ yếu hình thành quốc gia là dân tộc (ethnic) và dân sự (civic), cùng với một loại hình nữa gọi là đa sắc (plural). Con đường đi đến quốc gia hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc không khớp với mô hình dân tộc, lẫn dân sự, hay cả đa sắc, và có thể mô tả như là con đường giai cấp, khá giống với diễn biến ở Na Uy và Síp. GS Stein Tonnesson là giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế (PRIO) ở Osla, Na Uy, từng biên tập bộ sách khảo sát các dạng thức quốc gia châu A (Asian Forms of the Nation) do Curzon xuất bản năm 1996, nhận định lý thuyết của A.D. Smith hợp với Việt Nam hơn Benedict Anderson (trang 13).

Monday, January 24, 2011

Warszawa than yeu

Warszawa Thân Yêu

Bài giới thiệu trên SGGP



“Warszawa thân yêu” : đọc như khi đi trên hai con đường

by Pham Lan Phuong on Monday, 24 January 2011 at 19:33

Một tập sách mỏng nhẹ kể về một thành phố, rộng hơn một xíu là kể về đất nước của thành phố ấy. Ba Lan của Lê Thanh Hải từ 20 năm trước đến tận bây giờ vừa trôi đi theo từng tích tắc, vừa đọng chậm rãi như thể vài trăm năm đóng khối cả trong dáng dấp những thành quách đã sụp đổ được xây chồng lên bởi những công trình mới mẻ và hiện đại.

Tác giả viết về những điều be bé, rồi từ đó ngước nhìn lên hoặc nheo mắt nhìn sâu hơn. Anh nhẩn nha gặm ổ bánh mì đen, nhai xúc xích Kraków với dưa chuột muối giòn tan trên một chuyến bay giá rẻ từ London về Warszawa. Rồi cứ thế, anh nhớ từ bữa ăn thuở sinh viên, dở khóc dở cười với mớ rau muống 10USD, với chuyến bay từ thời Liên Xô có khách sạn transit miễn phí mà lính gác lăm le ở ngoài. Những kí ức chắc là cũng thảnh thơi tuôn ra đầu ngọn bút khi món dưa chuột vơi dần với chiếc xúc xích. Sành sỏi. 20 năm đủ để một người viết như anh sành sỏi từng cảm giác và hơi thở của vùng đất mình sống và lao động.Ấy thế mà những câu chuyện kể lại bây giờ, từ thuở đi học, đi làm xa thật xa quê nhà, có vẻ vẫn làm anh bối rối và ngơ ngác như cậu học trò trẻ lạ nước lạ người.

Anh nhận biết Warszawa và cả Ba Lan qua những tờ tạp chí rẻ tiền, nhàu nát thay cho những chồng báo nóng hổi mời hành khách đi máy bay khi nền kinh tế gặp khó khăn. Anh biết những chiếc xe bus đêm với “ba phút náo loạn” khi hành khách nhốn nháo chuyển xe. Và sau đó thành phố lại chìm vào ngọn đèn vàng le lói của đêm tĩnh lặng. Anh ghi nhớ chuyện một người thầy triết học phải nghĩ ra cách chở sách Mác-xít từ Áo về Đông Đức về để bán kiếm ít chênh lệch nuôi sống gia đình. Anh kể say mê. 60 trang giấy say mê. Ba Lan thở từng nhịp nhẹ thật nhẹ, yên thật yên, từ khi tiếng máy bay vít gió ùa lên cao cho đến miếng bánh mì thơm, bó hoa chuông và những tinh thể tuyết mùa đông. Warszawa trong 60 trang ngắn gọn và hiền lành, nơi người đọc có thể kịp gật gù thấy có lí vì sao một anh chàng xa lạ bỗng nhiên mà trở thành đứa con ruột rà đến thế của đất nước này. Kỉ niệm 20 năm chung sống, tác giả thú nhận tình yêu say đắm của mình cho thành phố ấy của anh.

Và trên một con đường song song của cảm giác ngọt ngào, tác giả gạch chân ngang các trang sách, gắn những con số chú dẫn vào những từ bất thần. Anh giải thích về những câu chuyện, ghi chú chi tiết những trang web, giá vé, con đường, dịch vụ, nét đặc sắc... tỉnh táo như một tay viết sách hướng dẫn du lịch cho những người lạ. Các chi tiết gọi các con đường về. Hẳn một người đọc thèm đi sẽ nghĩ ngay ra cách lần theo dấu chân mà Lê Thanh Hải có ý để chừa sẵn trên từng dòng của trang sách để đến được với Warszawa và Ba Lan xinh đẹp của anh. Thỉnh thoảng, giữa những phân tích tỉnh táo và cặn kẽ, anh vô ý chen ngang như ko kìm nén được “...tôi bỗng nhớ Warszawa da diết, và chợt nhận ra mình đã yêu Warszawa từ lâu lắm rồi, đã sống trong mối tình của chàng Wars cùng nàng Sawa được 20 năm rồi.”

Nếu ai đọc “Warszawa thân yêu”, xin hãy đọc câu chuyện tâm tình ấy như thể khi ta đi cùng tác giả trên 2 con đường song song, một đại lộ thênh thang những tri thức và đầy ắp sôi nổi, đầy những hướng dẫn cặn kẽ và chi tiết sống động; một là con đường làng bé nhỏ tấp về miền kí ức trìu mến và thân thuộc của 20 năm sống và yêu thương đất nước Ba Lan. Khi anh cất lời: “chỉ cần bạn khẽ gọi thôi, là tôi sẽ bay ngay về Warszawa để đưa bạn đi xem danh thắng, kể bạn nghe những câu chuyện lịch sử, và mời bạn thưởng thức những món Ba Lan,...”, hẳn anh đã đợi chờ thật nhiều đồng cảm từ người lần giở những trang anh viết.

Khải Đơn

(PS: Cảm ơn sách và những câu chuyện từ 1 thành phố xa lạ ạ!)


http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/433508/Doc-nhu-o-tren-hai-con-duong.html

Đọc như ở trên hai con đường

TT - Một tập sách mỏng nhẹ kể về một thành phố, rộng hơn một xíu là kể về đất nước của thành phố ấy. Ðó là Warszawa của Lê Thanh Hải từ 20 năm trước đến tận bây giờ.

Sách do NXB Văn Hóa - Văn Nghệ ấn hành

Tác giả viết về những điều be bé, rồi từ đó ngước nhìn lên hoặc nheo mắt nhìn sâu hơn. Anh nhẩn nha gặm ổ bánh mì đen, nhai xúc xích Kraków với dưa chuột muối giòn tan trên một chuyến bay giá rẻ từ London về Warszawa. Rồi cứ thế, những ký ức tuôn ra đầu ngọn bút khi món dưa chuột vơi dần với chiếc xúc xích.

20 năm đủ để một người viết như anh sành sỏi từng cảm giác và hơi thở của vùng đất mình sống và lao động. Ấy thế mà những câu chuyện kể lại bây giờ, từ thuở đi học, đi làm xa thật xa quê nhà có vẻ vẫn làm anh bối rối và ngơ ngác như cậu học trò trẻ lạ nước lạ người.

Và trên một con đường song song của cảm giác ngọt ngào, tác giả giải thích về những câu chuyện, ghi chú chi tiết những trang web, giá vé, con đường, dịch vụ, nét đặc sắc... tỉnh táo như một tay viết sách hướng dẫn du lịch cho người lạ.

Các chi tiết gọi các con đường về. Hẳn một người đọc thèm đi sẽ nghĩ ngay ra cách lần theo dấu chân mà Lê Thanh Hải có ý chừa sẵn trên trang sách để đến được với Warszawa và Ba Lan xinh đẹp của anh. Thỉnh thoảng, giữa những phân tích tỉnh táo và cặn kẽ, anh vô ý chen ngang như không kìm nén được: "... Tôi bỗng nhớ Warszawa da diết và chợt nhận ra mình đã yêu Warszawa từ lâu lắm rồi, đã sống trong mối tình của chàng Wars cùng nàng Sawa được 20 năm rồi".

Nếu ai đọc Warszawa thân yêu xin hãy đọc câu chuyện tâm tình ấy như thể khi ta đi cùng tác giả trên hai con đường song song, một đại lộ thênh thang những tri thức và đầy ắp sôi nổi, đầy những hướng dẫn cặn kẽ, sống động; một là con đường làng bé nhỏ tấp về miền ký ức trìu mến và thân thuộc của 20 năm sống và yêu thương đất nước Ba Lan.

Khi anh cất lời: "Chỉ cần bạn khẽ gọi thôi là tôi sẽ bay ngay về Warszawa để đưa bạn đi xem danh thắng, kể bạn nghe những câu chuyện lịch sử và mời bạn thưởng thức những món Ba Lan...", hẳn anh đã đợi chờ thật nhiều đồng cảm từ người lần giở những trang viết.

LAN PHƯƠNG


http://menam0.multiply.com/journal/item/434/434

http://www.facebook.com/?ref=home#!/notes/me-nam/di-den-warszawa/10150096110922207


ĐI ĐẾN WARSZAWA.
by Mẹ Nấm on Sunday, 06 February 2011 at 13:52
Tôi đọc đi đọc lại “Warszawa thân yêu” của tác giả Lê Thanh Hải trong những ngày nghỉ Tết như một cách tự thưởng cho mình chuyến du lịch đến Ba Lan trong tinh thần, bởi thực sự ngay ở lần đọc đầu tiên tôi đã ước mình có thể vác ba lô lên để đi đến Warszawa ngay khi có thể.
Tận tình, tẩn mẩn và chi tiết, tác giả đã hoàn thành khá xuất sắc vai trò “guide book” của mình.
Và là một người làm du lịch, tôi phải thừa nhận là mình ghét tác giả Lê Thanh Hải, bởi cách anh viết và dẫn dắt người đọc đến với Warsaw (tên tiếng Anh của thủ đô của Ba Lan) khiến cho những người hướng dẫn viên du lịch có thể mất việc như chơi.
Tôi dám cá rằng, nếu bạn có ý định tham quan thủ đô Ba Lan lúc này, có thể bạn chỉ cần nắm trong tay bản đồ thành phố và quyển “Warszawa thân yêu”, bạn hẳn sẽ có những trải nghiệm thú vị dù chỉ mới đặt chân đến nơi đây lần đầu.
Điều níu giữ tôi ở lại với quyển sách, không chỉ là các “mánh lẻ” cần phải có khi đi du lịch (nhất là du lịch bụi), các chỉ dẫn và kiến thức về một vùng đất, mà còn là trải nghiệm, cảm nhận và tình yêu của tác giả đối với Warszawa.
Đọc về Ba Lan, và nghĩ về Việt Nam, bởi nó lẩn quẩn ở đâu đó trong trang sách tâm tư và nỗi niềm của một người Việt có điều kiện đi học, làm việc, và sinh sống ở một đất nước khác.
Trong hơn 59 trang sách, tác giả chia ra làm 5 chủ đề khác nhau để giới thiệu về Warszawa. Và trong từng phần nhỏ ấy, bạn hãy đọc thật chậm, thật kỹ các câu chuyện và trải nghiệm của chính tác giả, để nhận ra rằng “Trời ơi, sao lại giống nhau đến vậy?”. Chỉ khác có một điều, Ba Lan đã thay đổi theo chiều hướng tích cực và giữ lại cho mình nét duyên dáng, cổ kính cần thiết – còn Việt Nam thì không.
Tôi đặc biệt khuyến cáo các bạn, không nên đọc mục số 3 “Sekacz, Chleb và Flaki” khi đang đói, bởi bạn sẽ có cảm giác thèm ăn tức thì. Lúc đọc đến đoạn này, tôi đã nghĩ, hẳn Lê Thanh Hải phải là một ông nội trợ tuyệt vời và hẳn là anh phải có năng khiếu về ẩm thực. (He he)
Điều phàn nàn duy nhất (đối với cách trình bày của quyển sách) ngoài sự ghen tị vì bị “lấn sân” ở lĩnh vực du lịch mà tôi đã nói ở phần mở đầu của entry này đó là các chú giải trong sách đôi khi khiến tôi thấy giận vì giống như mình bị chen ngang khi đang cố tìm cách tiếp cận người yêu. Nhiều lúc đang ngấu nghiến lấy con chữ theo mạch sách, thì phải liếc luôn xuống dưới để đọc chú giải (bởi tôi có cái tật là không bỏ sót một chữ nào trong một trang sách).
Ở đoạn cuối của tập sách nhỏ, khi đọc đến đoạn “tôi bỗng muốn một lần nữa thăm lại tất cả những nơi mình vừa kể. Biết hết rồi, chắc không còn gì để xem, nhưng vẫn muốn gần, vẫn thèm ôm lấy như người yêu từ mối tình đầu tuyệt đẹp”, tôi lại nghĩ rằng, với tác giả, Warszawa không chỉ là người yêu mà còn là một mối tình tri kỷ mới khiến anh có thể hiểu và yêu vùng đất mình đã từng ở như vậy.
Ba Lan nói chung – Warszawa nói riêng hẳn phải cảm ơn tác giả vì đưa thủ đô Ba Lan đến thật gần với người đọc qua tập sách này.
Bạn có “ghét” Lê Thanh Hải giống tôi không? Hãy cầm “Warszawa thân yêu” lên rồi “ném đá” đi nhá!
He he!

http://blogtamphan.multiply.com/reviews/item/23

http://www.facebook.com/?ref=home#!/note.php?note_id=182127558494565


Warszawa thân yêu - không chỉ là một cuốn sách
by Tam Phan on Thursday, 27 January 2011 at 13:21
Mặc dù tác giả Lê Thanh Hải gọi đây là một cuốn sách du ký nhưng sau khi đọc xong tôi khẳng định nó còn hơn thế rất nhiều. Một cuốn sách du ký làm gì có những yêu thương nhiều đến vậy, một cuốn sách du ký không những chỉ giới thiệu các địa danh mà còn gắn với những kỷ niệm vui buồn cá nhân người viết, còn đưa ra những liên kết gắn bó các sự kiện với nhau mà vượt ra cả thời gian, không gian và địa lý.

Nó như mở rộng 1 cánh cửa cho ta nhìn thấy một bầu trời kiến thức bao la, thấy Thế giới này xoay vần, sự vật thay đổi nhưng đều tựu chung về 1 quĩ đạo. Để viết ra được một cuốn sách như thế người viết phải là một người từng trải, đi nhiều, đọc nhiều, hiểu nhiều mới khiến cho người đọc rưng rưng xúc động về những sự kiện lịch sử mà có lẽ sẽ chỉ là thoảng qua trên mặt báo.

Đọc xong tôi đã có thể thấy "Warszawa thân yêu" như là một người tình mà anh (tác giả) hằng nâng niu ấp ủ. Một người tình mà anh có thể kể tường tận mọi chi tiết ngóc ngách lịch sử, lý giải từng sự kiện diễn ra trong vòng 20 năm nay một cách rành rọt nhất. Nó thật không đơn giản là 1 cuốn sách, đó là 1 kho kiến thức và tình yêu khổng lồ từ một nhân chứng lịch sử đã từng một thời sống ở Đông Âu thời kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa.

Giới trẻ ngày hôm nay phải cám ơn anh đã cho họ 1 góc nhìn về 1 quá khứ, không phải là "ôn nghèo kể khổ" mà mở rộng tấm lòng trân trọng những gì đã qua, tự hào vì những gì ta có được ngày hôm nay.

Một cuốn sách mỏng nhưng giá trị có thể ngang bằng bao nhiêu năm ngồi ghế nhà trường học lịch sử. Hơn thế, nó còn hay như một cuốn tiểu thuyết - có vui, có buồn, có ngang trái mà khiến ta khi đã cầm sách lên không thể một lần đặt xuống.

Tâm Phan
GVA 27/1/2011

http://www.facebook.com/?ref=home#!/note.php?note_id=10150101884688641


Đọc “Warszawa thân yêu” và nghĩ về những chuyến đi...
by Nguyen Thanh Thuy on Thursday, 27 January 2011 at 20:09
Đọc “Warszawa thân yêu” và nghĩ về những chuyến đi...

Thật sự không biết bắt đầu từ đâu để nói về một quyển sách du ký “Warszawa thân yêu” (Lê Thanh Hải) tôi vừa đọc. Nội dung quyển sách gợi cho tôi nghĩ về nhiều điều cùng một lúc và nó bắt đầu rối tinh lên.

Tôi bắt đầu nghĩ nó là một quyển Lonely Planet hay Let’s go rút gọn với những thông tin cơ bản, nhưng không chỉ có thế. Anh kể về những dấu ấn lịch sử và sự liên hệ đến những thay đổi không ngừng trong xã hội hiện tại ở Ba Lan, và có cả sự liên hệ thú vị đến Anh và Việt Nam. Tôi tò mò về tất cả những gì anh viết trong quyển sách, từ bản Nortune của Chopin mà từ lâu tôi không nghe, đến chuyện nho và rượu, rồi thì là chuyện chuyên gia phục chế di tích ở Ba Lan, và đến chuyện kinh tế Đông Âu,... cũng có cả những chuyện nho nhỏ về cuộc sống. Tôi bắt đầu lan man rồi đây . 60 trang sách nhỏ nhưng thật sự gợi cho tôi tò mò về rất nhiều điều về nhiều lĩnh vực mà điều gì anh cũng thông thạo và liên kết nó thành một mạch làm tôi muốn đọc đến tận cùng.

Và cuối cùng là tôi nghĩ về cách đi du lịch của tôi và các bạn xung quanh tôi.

Cứ mỗi lần sắp xếp những chuyến đi chơi xa, khi thì là đi nghỉ ngơi, khi thì là đi khám phá một nơi nào đó, khi thì đi vì tò mò, nói chung là muôn vàn lý do để đi đâu đó, tôi luôn băn khoăn về những quyển sách tôi sẽ đem theo. Lần này cũng vậy (12 tiếng nữa bay đi Myanmar), lướt qua những quyển sách chưa đọc để xem nên đem theo quyển nào: Xin cạch đàn ông, Onkel yêu dấu, Cafe Hàng Hành, Cơn mơ trong tuyết, ... Và bây giờ thì ước gì có một quyển sách du ký về Myanmar nhỉ !!!

http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/527331/Warszawa-than-yeu-Sach-du-ky-dau-tien-o-VN.html

Văn hoá
17:45 09/02/2011
Warszawa thân yêu: Sách du ký đầu tiên ở VN
TPO - Sau thành công của cuốn tiểu thuyết Cơn mơ trong tuyết, viết về một giai đoạn của người Việt tại Ba Lan, tác giả Lê Thanh Hải tiếp tục chơi với cuộc thử nghiệm mới: Warszawa thân yêu.
Bìa cuốn sách
Giống như tác phẩm Historia của Herodotus từ 2500 trước, hay các bộ sách du lịch của Lonely Planet thời đương đại, Warszawa thân yêu (Vacsava - thủ đô của Ba Lan) được viết như một thể loại sách du ký - travelogue, vốn phổ biến ở phương Tây nhưng đây có lẽ là cuốn đầu tiên tại Việt Nam.
Đây cũng là những trải nghiệm chủ quan của cá nhân tác giả. Nó thực hơn tiểu thuyết một chút, nhưng vẫn còn rất nhiều điều người đọc chưa kiểm chứng, và chỉ nghe kể. Nhưng chính nhờ thực hơn mà nó có thể chuyển tải nhiều suy nghĩ cá nhân hơn.
"Tôi viết cuốn này là tưởng chỉ viết về Ba Lan, viết cho người đi du lịch Ba Lan (có sẵn bản đồ, địa chỉ liên lạc) nhưng thực ra, là viết về Việt Nam, để người Việt Nam đọc, nhìn đất nước Ba Lan và suy nghĩ về dân tộc mình, về chính bản thân mình, về bản sắc. Bản sắc không phải chỉ là vật thể, hay phi vật thể, mà là một con đường mà mỗi người đi qua", tác giả chia sẻ.
Tác giả ngồi dưới chân tượng Chopin tại Ba Lan - Ảnh: Lê Hoàng Hoa, đạo diễn Ván bài lật ngửa
Cuốn sách này, tác giả Thanh Hải đã chia sẻ về những con đường anh đã đi, con đường hiện tại và hồi tưởng về con đường quá khứ, so sánh, đối chiếu, tìm ra bản sắc cho bản thân mình. Tác giả cũng nói thêm rằng, anh viết cuốn này còn có thêm một ý nữa, là muốn có nhiều người khác cũng viết giống như vậy về các miền đất mà họ đã sống, đã đi qua để đem kiến thức về cho độc giả ở VN.
Sau ba cuốn sách đã phát hành tại Việt Nam, tác giả luôn cho thấy một cách diễn đạt tràn đầy hơi thở cuộc sống mà vẫn là những kiến thức tiện ích, giá trị.
Không chỉ dừng lại ở Ba Lan, trong thời gian tới, tác giả Lê Thanh Hải sẽ tiếp tục với các miền đất mà anh đã từng sống và đi qua như nước Anh, Thái Lan...và Việt Nam.
Tác giả Lê Thanh Hải, sinh ngày 9/12/1971 tại Hà Nội, du học sinh tại Ba Lan, hiện sống và làm việc tại Luân đôn.
Thạc sĩ Tự động học, Quản trị kinh doanh và Nhân học.
Các cuốn sách đã phát hành tại VN: Tiểu thuyết Cơn mơ trong tuyết, sách khoa học Khảo cổ bình dân Nam Bộ (đồng tác giả với tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu) và sách du ký Warszawa thân yêu
Ngọc Đinh



Một TS sử học

Các bài viết [review trước] rất hay, câu chữ rất đẹp, nhưng dường như những ngôn từ đẹp đẽ đó là tình cảm và hiểu biết của người viết dành cho tác giả và về tác giả mà chưa thấy được tầm tư duy của tác giả thể hiện qua cách đặt tên và bố cục các chương sách. Riêng tôi, tôi cho rằng điểm hay nhất của cuốn sách thể hiện trình độ của tác giả - một trình độ về lý thuyết và phương pháp tư duy mà không phải người viết nào cũng có được- chính là cách đặt tên và sắp xếp các chương mục của cuốn sách. Cuốn sách được chia làm 5 chương , tạo nên một Narrative hoàn chỉnh. Ở chương 1 với “những chuyến bay sáng “bạn sẽ đến với Varszawa. Đến Varszawa rồi bạn sẽ đươc khám phá Varszawa qua những chuyến " xe buyt" ( chương 2), qua những món ăn, nguồn thực phẩm ( chợ)- ( chương 3- Sekacz, Chleb và Flaki) nơi thể hiện đầy đủ mọi sắc thái văn hóa, kinh tế của một vùng đất... Chọn các món ăn và chợ làm một chương trọng tâm của cuốn sách, tác giả đã tỏ ra “khá sành sỏi” hay nói cách khác là một sự am hiểu sâu sắc. Thật rõ ràng là món ăn không chỉ là món ăn mà ở món ăn có thể hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa , kinh tế, vừa là văn hóa vật thể vừa là văn hóa phi vật thể và ngòi bút của tác giả khi” kể “ về những điều này đã thể hiện tác giả không chỉ am hiểu lý thuyết về văn hóa mà còn là người từng trải, “sành điệu” trong thực tế. Chương 4 “ Chở củi về rừng” đã đưa bạn vượt khỏi 1 cuốn sách hướng dẫn du lịch, du ký, hồi ký - một cuốn sách cung cấp thông tin và kiến thức thông thường để bạn đến với những suy tư, trăn trở cao hơn và có trách nhiệm hơn, đặc biệt là vai trò của giới trí thức trước vấn đề giữ gìn bản sắc trong thời đại " toàn cầu" hóa (chương 5- Làng toàn cầu) hiện nay qua trường hợp Varszawa và Ba Lan trong lịch sử và hiện tại. Trong toàn bộ cuốn sách lịch sử và hiện tại luôn song hành, hòa quyện vào nhau, Varszawa, Ba Lan và Việt Nam luôn được đặt trong sự tương tác với một “thế giới phẳng” là điểm thu hút người đọc không thể dừng lại giữa chừng. Ngoài ra, cách đặt tên các chương sách của tác giả còn thể hiện tính hiện đại trong việc cấu trúc các chương sách, đó là đặt Varszawa trong chiều trọn vẹn của thời gian và không gian: từ những chuyến bay "sáng" cho tới chuyến xe " đêm" và trong không gian của một " Làng toàn cầu".

Tuy nhiên điều đáng tiếc ở cuốn sách này là với một cấu trúc sách hay như vậy, với một văn phong dễ đọc của một nhà báo lâu năm, đôi chỗ có tính hàn lâm của một người nghiên cứu xã hội học và triết học được đào tạo khá bài bản, với một sự từng trải của 20 năm lăn lộn, gắn bó, yêu thương Varszawa, nhưng đã không được khai thác đẩy lên cao hơn , sâu hơn, dày dặn hơn mà chỉ dừng lại như tác giả tự nhận là " Một ít tôi, một ít cảnh, một ít người, vài đoạn tả, vài đoạn văn, vài đoạn triết"... Và chính vì thế gây cho tôi một chút băn khoăn: 20 năm yêu Varszawa đến vậy mà chỉ "mỏng và nhẹ" thế thôi sao?"