Tuesday, August 17, 2010

Lý thuyết cho khảo cổ học VN

Sách mới, nhưng vì bài viết thuộc bản quyền của NXB Tổng hợp nên không thể cho lên đây, bà con chịu khó mua sách đọc. Các em sinh viên thực sự muốn đọc nhưng không đủ điều kiện tài chính thì có thể liên lạc, tui gửi sách tới tận nhà

http://www.nxbhcm.com.vn/bookdetail.aspx?idproductdetail=517

http://www.southeastasianarchaeology.com/2010/11/09/nam-bo-archaeology-archaeology-southern-vietnam/#more-3622

http://thethaovanhoa.vn/133N20100816083616683T0/tien-si-nguyen-thi-hau-nam-bo-hoan-toan-khong-moi-nhu-van-nghi.htm

http://www.phongluuqb.com/?tcm=news&view=detail&cat=10&id=242


http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoa/sinhhoatvanhoa/39625/


http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/398659/Khao-co-hoc-binh-dan-Nam-bo.html



Khảo cổ học bình dân Nam Bộ

Đặt cổ vật trong hệ tọa độ khoa học của liên ngành xã hội học và nhân văn là công trình mới được nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Hệ thống khái niệm và lý thuyết khảo cổ được các tác giả trình bày từ các bước đơn giản nhất để giới độc giả bình dân cũng có thể tiếp cận và tham gia bảo tồn di sản cổ sử. Khảo cổ học cộng đồng cũng đang là xu hướng phổ biến ở các nước phát triển và bắt đầu được ứng dụng ở một số nước trong vùng Đông Nam Á. “Khảo cổ học bình dân Nam Bộ” là quyển sách cần đọc cho những ai quan tâm đến đồ cổ, đặc biệt là các nhà sưu tầm và sinh viên các ngành có liên quan.

Mỗi cổ vật đều mang trong mình một câu chuyện lịch sử, và câu chuyện đó gắn kết với câu chuyện của người tìm thấy nó, mua bán nó, và câu chuyện của cộng đồng quanh nó, của xã hội và dân tộc đương đại đang lưu giữ nó. Nghiên cứu cổ vật cũng là quá trình nghiên cứu các mối quan hệ đó, được ghi lại qua nhật ký điền dã hoặc phát triển lên thành bài báo và báo cáo khoa học. Chính vì vậy mà bộ sách được bắt đầu bằng những tạp bút, tản văn về một vùng đất, về con người hay bút ký và nhật ký khảo cổ của TS Nguyễn Thị Hậu. Hệ thống di tích trải dài 5.000 năm ở vùng Nam Bộ được nối kết trong mối quan hệ không gian, thời gian và văn hóa để phác thảo hệ thống tư duy lý thuyết cho khu vực. Vấn đề thiếu lý thuyết đương đại trong nghiên cứu lịch sử đã được nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành nhắc nhở nhiều năm qua.

Trình bày tại hội thảo chuyên ngành khảo cổ Đông Nam Á được tổ chức tại đại học Oxford (London, Anh quốc) vào tháng Năm vừa qua, đồng tác giả của tập sách ThS Lê Thanh Hải cho biết đó cũng là vấn đề chung của các nước trong khu vực, là chỗ trống mà các nhà khảo cổ thực dân đã để lại. Khảo cổ đương đại trong vùng đang nằm giữa các tranh cãi vĩ mô quanh những giả thiết mà các nhà khảo cổ phương Tây từng đặt ra và nay học trò của họ tiếp tục theo đuổi. Cách xây dựng lý thuyết từ chính hệ thống cổ vật địa phương như trong công trình này giúp tránh mất thời gian cho các tranh luận cao siêu và cắm nền móng vững chắc trên chính những gì khảo cổ học ở Nam Bộ hiện có và đang tiếp tục xây dựng. Bình dân hóa khảo cổ từ ngay trong quá trình nghiên cứu cũng giúp tận dụng nguồn tài lực của các câu lạc bộ cổ vật và giới trí thức sống ở các địa phương cùng góp sức cho khoa học Việt Nam.

Thursday, August 12, 2010

Triết học đại học

Bàn về khái niệm Đại học từ góc độ triết học

Lê Hải dịch từ chương cuối của Marek J. Siemek 2002, Wolnosc, rozum, intersubiektywnosc, Oficyna Naukowa, Warszawa, Terminus 27.

Đại học và truyền thống

Có một điều dễ hiểu là các câu hỏi về hiện trạng của đại học và vị trí trong thế giới hiện đại và đặc biệt là trong châu Âu thống nhất, thường trước hết là chuyển về quá khứ. Với những câu hỏi kiểu như vậy không thể trả lời, thậm chí cũng khó có thể giải nghĩa mà không tái dựng khởi đầu lịch sử của các trường đại học, mà hầu hết cũng chính là lịch sử châu Âu theo đúng nghĩa của nó. Trên thực tế, nếu không có các trường đại học thì không thể nào hình dung ra nổi toàn bộ quá trình sinh ra và phát triển cái mà sau này tạo ra văn minh trung cổ Thiên Chúa Giáo (nhưng cũng không thể không kể phần đóng góp đáng kể của Hồi giáo - Ả Rập) như một thể thống nhất, là di sản chung của văn hóa và văn minh châu Âu. Điều đó có thể nghe thấy qua từ gốc tiếng La Tinh: universitas, như một cộng đồng tri thức, đào tạo và nghiên cứu khoa học được thể chế hóa từ đầu trở thành một trong số các yếu tố xây dựng và làm thành phần cho chính universitas - tức là những khái niệm, giá trị và tiêu chuẩn chung và phổ biến, phổ quát quan trọng, tạo ra bộ khung tinh thần cho châu Âu, trong thời gian vẫn còn hoàn toàn thống nhất về chính trị, tôn giáo và đạo đức.

Mạng lưới càng lúc càng dày đặc các trường cao học đầu tiên, mà trong thời gian trưởng thành của trung cổ đã trải dài từ Bologna, Padua, cho đến Oxford và Uppsala, từ Coimbra hay Salamanca đến Paris và Praha cùng Kraków, đã bằng sự thu hút và lan tỏa của mình tác động lên toàn lục địa. Nền tảng thống nhất về lòng tin và nhân sinh quan thiên chúa giáo, khi đó vẫn còn chưa khác biệt bên trong, cũng như phương tiện thống nhất về ngôn ngữ chung, mà lúc bấy giờ châu Âu vẫn chưa chia thành các quốc gia dân tộc, là tiếng Latin, là lingua franca không chỉ cho "cộng hòa sinh viên" ở khu vực hàn lâm, mà còn nói chung cho toàn bộ đời sống xã hội mà một cách cụ thể đã kéo theo là tạo dựng nên một cộng đồng đặc biệt theo kiểu của mình về thông tin dành cho tri thức. Cho nên từ thời trung cổ các trường đại học không chỉ là ví dụ điển hình cho cái mà hôm nay chúng ta gọi là "vòng tự do" của người, ý tưởng và thông tin, mà còn ảnh hưởng đáng kể đến quá trình những sự kiện quan trọng nhất về tri thức, văn hóa và chính trị toàn thế giới đó. Nói cách khác, nhắc đến lịch sử phát triển, các trường đại học chính là châu Âu.

Trường đại học và quá trình hiện đại hóa xã hội

Tất nhiên không cần nhắc lại, rằng thuyết phổ quát sơ khai như khi còn thống nhất chưa phân biệt (có thể coi như là tiền hiện đại) của châu Ấu thời trung cổ đã tan rã ngay bậc thềm thời đại tân kỳ chính là kết quả của quá trình hiện đại hóa. Bước ngoặt lịch sử này tìm thấy biểu hiện của mình kể cả trong những thay đổi sâu sắc, như là bản chất và chức năng của trường đại học đã trải qua. Nếu đúng là trường đại học trở thành thể chế duy nhứt của thế giới và cuộc sống trung cổ, mà cũng gộp luôn cả giai đoạn hiện đại, thì mặt khác tất nhiên là cũng có khả năng gộp luôn - chỉ trong điều kiện ứng dụng hoàn toàn - thể chế này vào các thực tại khác nhau của xã hội và văn hóa hiện đại. Điều rõ ràng là chúng ta không thể kết luận gì sâu hơn từ nội dung quá trình lịch sử đa dạng và phức tạp, mà chỉ có thể ngắn gọn và giản lược hóa rất nhiều, về một số quá trình lịch sử nhất định vốn thể hiện ra đặc biệt quan trọng nếu chú ý tới thay đổi về tính chât và chức năng trường đại học.

Đầu tiên, sự hình thành các nhà nước dân tộc (nation-state) ở châu Âu chắc chắn cần phải được công nhận là một trong số các tiến trình lịch sử quan trọng đó. Cùng với sự tan rã cộng đồng phổ quát thời trung cổ thiên chúa giáo - latin, phân ra thành những thể hữu cơ ít nhiều độc lập được tạo ra theo đúng nguyên tắc thống nhất dân tộc, với cuộc sống tri thức đã tạo ra chân trời hoàn toàn mới. Nhờ nhanh chóng nhân rộng các loại ngôn ngữ và văn chương dân tộc từ một phía, và cũng như tăng nhu cầu chính quyền nhà nước trung ương về kiến thức và năng lực chuyên gia đối với công chức nhà nước từ phía bên kia, đào tạo, cũng như kiến thức phổ thông và văn hóa, trở thành trước hết là nguồn tạo ra bản sắc văn hóa dân tộc mới, cùng với sự đoàn kết mang tính yêu nước của các công dân và trung thành với quốc gia của chính bản thân. Các trường đại học, cùng với toàn mạng lưới các cơ sở phục vụ giáo dục và đào tạo - nằm ở bề mặt, được nối kết vào khung thể chế đó của nhà nước dân tộc mới, và như là các điểm nối kết quan trọng cho toàn bộ hệ thống tổ chức của nó.

Thay vì cơ chế nhà thờ chỉ đạo như thời trung cổ, vốn đã bị dỡ bỏ nhờ Cải cách và thế tục hóa đời sống xã hội trong thời hiện đại, xuất hiện càng lúc càng nhiều các mối quan hệ dày đặc giữa các trường đại học và các cơ quan chính trị nhà nước, cũng như quyền lực tri thức - tức là khoa học và văn hóa.Với châu Âu thời hiện đại có thể nhìn quá trình này rất rõ. Qui luật ở đây là nhà nước từ những ngôi trường được thu nhận hoặc dựng lên ngày càng nhiều tạo ra trước hết là cơ sở đào tạo cho giới lãnh đạo của mình, vốn liên tục cần tái tạo để dùng trong rất nhiều cơ quan chức năng trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội vậy. Các "trường đại học" được Napoleon lập ra - như là Ecole Normale Supérieure và Ecole Nationale d'Administration ở Pháp hay Scuola Normale Superiore ở Ý - ở đây dù thực sự là những ví dụ giới hạn; nhưng chắc chắn mô tả xu hướng chung, chỉ ra ít nhất một hướng rõ ràng mà theo đó quan hệ giữa nhà nước hiện đại với trường đại học của nó sẽ đi theo.

Bên cạnh truyền thống grandes écoles của nước Pháp thời Napoleon, vai trò hàng đầu còn có mô hình Humbold của Đức, mà theo đó trường đại học giữ toàn quyền tự chủ của cộng đồng hàn lâm, đồng thời được đưa vào hệ thống cơ quan quan trọng nhất trong giáo dục và đào tạo, khoa học và chính trị văn hóa của quốc gia hiện đại. Chính sự bành trướng lâu dài và không ai thắc mắc về tri thức và thể chế của mô hình đó đã khiến cho, ít nhất là ở châu Âu lục địa - chắc chắn sẽ khác chút ở Anh, và sau đó là Hoa Kỳ - riêng chữ "đại học quốc gia" trở thành một hiện tượng bão hòa. Từ phía khác cũng thấy rõ là trong trường hợp các dân tộc mà phát triển văn hóa riêng và ý thức dân tộc đã đạt mức cao, nhưng do các bối cảnh chính trị lịch sử khác nhau mà chưa - hoặc vừa mất - không có nhà nước riêng, thì chính các trường đại học trở thành không chỉ là nơi quan trọng cất giữ cho văn hóa dân tộc và truyền thống, mà còn cả co sở chính cho tư tưởng lập quốc và hoạt động chính trị. Ví dụ cổ điển cho trường hợp này là ảnh hưởng độc lập và trước hết là lập quốc của các trường cao học Ba Lan như ở Kraków và Lwów trong hơn 100 năm mất nước cho đến tận sau 1918. Nhưng cần chú ý đặc biệt trong ngữ cảnh này về sự tham gia vĩ đại, như là quá trình chuẩn bị cơ sở cho độc lập quốc gia của Israel (1948) nhờ công của Đại học Hebrew ở Jerozolim trong thập niên 1920.

Kiến thức như là phần thực tại của thế giới hiện đại

Quá trình thị trường hóa và tư bản hóa kiến thức đó, đồng thời cùng với các trường đại học, tất nhiên đã và vẫn đem đến những lựa chọn tiêu cực trong khu vực con người và xã hội. Nhưng họ không thể có các bước tiến nhảy vọt như vậy, nếu không có đóng góp của kiến thức và giáo dục là kết quả từ sự nối kết không thể tách rời với các quá trình xã hội và hiện đại hóa kinh tế. Đào tạo đại học và năng lực chuyên môn trong thế giới hiện đại của chúng ta trở thành "hàng hóa" trao đổi và đối tượng thực hiện "dịch vụ" cũng như, mà cũng có thể là trước hết là vì, hiểu biết theo cách hiểu đó đã được kiến tạo sâu sắc trong cùng kết cấu đã được vật chất hóa giống như vậy, vào trong thực tại khách quan. Cùng đó chúng ta sang đến thành phần quan trọng thứ ba của quá trình hiện đại hóa ở châu Âu - quá trình mà đối với thay đổi về tính chất và chức năng trường đại học có ý nghĩa đặc biệt. Đó là "bước ngoặt Kopernik", đã được thực hiện cùng với sự sinh ra và phát triển khoa học hiện đại. Sự kiện lịch sử đó kéo theo không chỉ sự tan rã hoàn toàn của nhân sinh quan đồng nhất về thế giới của quyền lực Thiên Chúa giáo trung cổ, và không chỉ "giải thoát khỏi phép ảo thuật" một cách không còn xoay chuyển ngược lại được nữa cho toàn bộ thực tại, mà Max Weber từng nói trong phân tích bậc thầy của mình về sự lớn mạnh của thời hiện đại như quá trình logic hóa tư duy và hành động của con người.

Khoa học hiện đại, đặc biệt là môn nghiên cứu tự nhiên qua thí nghiệm và toán học, rất nhanh chóng tìm thấy con đường của mình quanh chỗ, mà thay vì "quyển sách vĩ đại về tự nhiên" - như Galileus từng muốn - chỉ là đọc, mà chính xác là từ tự nhiên này - lần này phù hợp với chỉ dẫn nổi tếng và chính xác của Kant - bàn luận về các luật phổ quát. Nhưng sự "áp đặt" đó, như đã thấy, không hề là và chưa bao giờ một cách tự nhiên là lý thuyết hoàn toàn. Ngược lại, trong khoa học hiện đại chỉ riêng việc nhận biết thế giới nhờ vào việc áp dụng ít nhiều trực tiếp quá trình bước sâu vào kết cấu vật chất của thế giới đó, gần như không giới hạn các phép sắp đặt sẵn có của thực nghiệm kỹ thuật. Hệ quả của việc một bên một bên là liên kết không tách rời với kỹ thuật, bên kia là nhân bản và tái tạo công nghiệp hàng loạt, khoa học ngay từ thế kỷ 19, nhưng với mức độ hoàn toàn trong thế kỷ 20, trở thành lực sáng tạo mạnh nhất của xã hội hiện đại.

Cũng như vậy, điều mà khoa học hôm nay cùng tạo ra một cách đáng kể, không còn là hình ảnh thế giới của chúng ta, mà còn, ở vị trí tiên phong, chính là thế giới của chúng ta. Đó cũng là điều mà các triết gia mô tả là thế giới con người của cuộc sống chúng ta, Lebenswelt: trải nghiệm từ cuộc sống thường ngày nhất của mỗi người trên mỗi bước vào kiến thức khoa học hiện đại đang xâm nhập và bão hòa, hiện diện khắp mọi nơi ngay cả qua dạng các sản phẩm kỹ thuật của nó. Nói cho cùng, quá trình khoa học hóa không thể xoay ngược của thế giới hiện đại ít nhất không chỉ giới hạn vào các mở rộng hữu cơ, phát triển nhảy cóc của khoa học tự nhiên cùng với các thành tựu ngày càng xa của khả năng ứng dụng kỹ thuật. Cuộc sống hiện đại cũng rất là, dù có thể bằng cách ít gây chú ý trong mắt hơn, được ghi dấu qua các kết quả khác nhau và các dạng thể hiện sự tự nhận biết của con người, như đã tập hợp trong khu vực rộng lớn của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Và ở đây không chỉ là kiến thức đặc biệt về chức năng và thể chế của xã hội hiện đại cùng với các hệ thống con liên kết rộng rãi trong kinh tế, luật pháp và tự lập chính trị. Cũng không kém phần quan trọng là các phác thảo khá rõ ràng trong tư duy phê phán nhận định về những sự hình thành được định chuẩn hóa của các cấu trúc đó, cơ chế và hệ thống, trên cơ sở đánh giá các nhận định về tầm ảnh hưởng phổ thông.

Chủ yếuở đây là loại hình mà trước hết là kiến thức đặc biệt giúp người ta nhận biết vị trí và hiểu, từ một phía tạo ra cho cuộc sống con người một ý nghĩa rành mạch nào đó giúp khả năng nắm bắt, từ phía kia kiểm tra mức độ xác thực về đạo đức và chính trị của loại hình thông tin hiện đại giữa người và người, cùng với hợp tác và chung sống.

Đào sâu và mở rộng vấn đề này một cách sâu rộng trong kiến thức ứng dụng về nhận biết và hiểu biết trong thế giới hôm nay trở thành một trong số các yêu cầu chủ yếu cho công tác nghiên cứu và đào tạo ở đại học. Các trường, hôm nay cũng như trước kia, ghi nhận những phương tiện cơ bản của quá trình khai sáng tư duy, mà thực chất là để tạo ra và chuyển giao nhận thức phê phán về con người hiện đại. Điềuđó trước hết có nghĩa là khả năng của con người đó trong việc tự do khẳng định trong tư duy và các hành động có trách nhiệm cùng với quyền không thể tách rời đối với quyết định chung mang tính dân chủ về tất cả các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến quá trình chung sống với những người khác. Vì vậy sự khai sáng đương đại hậu thuẫn tư tưởng phổ quát mới - một lần nữa dùng khái niệm của Weber - "hợp lý phương Tây", cắm rễ trong đặc tính nhân bản của các quyền phổ quát của con người và công dân, cũng như coi là logic không thể tách rời và luân lý của xã hội văn minh hiện đại và cơ chế tự do dân chủ chính trị. Và chức năng phát ngôn này cho sự khai sáng đương đại, đặc biệt là trong các ngành xã hội mà nhân văn, như là vai trò mà đại học hôm nay đảm nhiệm, chính tắc hóa sự mở rộng sang vai trò dẫn dắt tri thức trong cuộc sống công cộng, cũng như trong khu vực chính trị.

Tất nhiên là trong vai trò mới này của các trường cao đẳng và đại học, như phương tiện phù hợp cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đạtđược nhiều hơn đến mức không thể đođược so với trước kia về ý nghĩa xã hội. Mặc dù đúng là mất không ít quyền tự chủ và uyển chuyển, khi càng lúc càng cùng phát triển mạnh với cấu trúc quyền lực chính trị và kinh tế, nhưng chính vì vậy mà hôm nay mở ra trước mắt cơ hội để có ảnh hưởng phù hợp và đáng kể đến hướng phát triển kinh tế và chính trị trong hiện tại và tương lai.

Saturday, April 24, 2010

A good Case for Study the public debate on Vietnamese national identity

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100424000843.aspx
















Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả (BBC 20-4-10) -- Đọc bài này ("Gửi từ Hoa Kỳ" -- xin BBC giải thích tại sao không ghi "tiến sĩ", "Đại học Yale" nữa?) chỉ biết há hốc (jaw-dropping)! Có khi nào BBC đăng bài của David Irving (người phủ nhận Holocaust - việc hơn 6 triệu người gốc Do Thái bị thủ tiêu trong Thế Chiến II) "cho rộng đường dư luận" không nhỉ? (Chợt nghĩ: Qua vụ này, có vẻ như ông Đào Duy Quát đã sang làm cho BBC?)

Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc (BBC 17-4-10) -- Bài của TS (?) Đỗ Ngọc Bích. Phản biện của Đinh Kim Phúc: Thư ngỏ gửi vị tiến sĩ Đại hoc Yale (viet-studies 18-4-10) -- Phản biện của Hà Văn Thịnh: Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc! (Văn hoá Nghệ An 18-4-10) (Cập nhật: Viet-studies vừa được một thân hữu, giáo sư ở Yale, cho biết cô Đỗ Ngọc Bích không phải là một tiến sĩ thuộc trường Yale mà chỉ là một nghiên cứu sinh môn Hoa Kỳ học (American Studies) ở Đại học Hawaii. Hiện cô đang sống ở thành phố New Haven, nhưng không làm việc cho trường Yale. Giáo sư thân hữu này đã gửi thư cho BBC nhờ đính chính)




Trên từng cây số

Wednesday, March 10, 2010

Ma tran Ban Sac

Ma Trận Bản Sắc
Tim Edensor 2002, National Identity, Popular Culture and Everyday Life, Berg, Lê Hải trích dịch từ phần dẫn nhập trang 7-8, tiêu đề này do người dịch đặt.

Bản sắc dân tộc tiếp tục tồn tại trong thế giới đang được toàn cầu hóa, và có lẽ dân tộc vẫn tiếp tục là thự thể nổi bật mà bản sắc sẽ định hình trên đó. Trong quyển sách này, tôi muốn khảo sát mối quan hệ giữa bản săc dân tộc với văn hóa đại chúng và cuộc sống thường ngày. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc, rất ít công trình kiểm tra các góc cạnh thường nhật hơn của bản săc dân tộc. Các lý thuyết hiện hành về dân tộc quan tâm đến kinh tế chính trị và lịch sử, và các thành phần văn hóa dân tộc mà họ tiếp cận như là khu vực văn hóa thượng tầng, là các "truyền thống được tạo dựng" và lễ hội được đặt ra nhiều năm trước, hay là các biến thể của văn hóa dân gian. Các khái niệm văn hóa đã được vật thể hóa đó - dù chắc chắn vẫn còn tính thời sự - chỉ là một phần nhỏ trong ma trận văn hóa vây quanh dân tộc. Thú vị hơn, mặc dù Cultural Studies đã phát triển thành một ngành khoa học, ít ai thử đụng đến các biện pháp gần hơn, năng động và dễ tan biến hơn mà dân tộc được trải nghiệm và hiểu thông qua văn hóa đại chúng. Và đơn giản là những hành động lặp lại không được phản ánh, vốn là thói quen, thiếu được khảo sát trong cuộc sống thường ngày cũng tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của bản sắc dân tộc. Do đó, sự thể hiện và trải nghiệm của bản sắc dân tộc thường không ngoạn mục hay gây chú ý, mà được tạo ra từ những hành động và dạng thức rất bình thường, dân dã [...]

Các sách hiện có về bản sắc dân tộc không đưa ra nhiều chỉ dẫn cho quá trình khám phá thế giới văn hóa đậm đặc và mờ ảo này, cho nên cần thiết phải áp dụng một tổ hợp các công cụ lý thuyết khác nhau. Tôi đã chọn một chỗi các ý tưởng xuất hiện gần đây trong hệ thống lý thuyết xã hội và văn hóa để tìm cách chứng tỏ rằng dân tộc vẫn là thành phần có thế lực của bản sắc, chính xác bởi vì nó đặt nền trên đại chúng và đời thường. Cho nên tôi dùng đến các góc nhìn lý thuyết đương đại từ các nghiên cứu về bản sắc, không gian, biểu diễn, văn hóa vật thể và thể hiện. Quyển sách này được tổ chức theo các chủ đề đó và, dù tôi không muốn tuyên bố rằng đó rõ ràng là các tâm điểm phù hợp để khám phá bản sắc dân tộc, tôi tin rằng chúng đưa ra một chuỗi các mối quan hệ hữu dụng cho phép coi bản sắc dân tộc là mang tính động, ganh đua, đa dạng và uyển chuyển. Quí vị có thể nghĩ rằng nếu đã thay đổi như vậy thì phải yếu. Tôi muốn nhấn mạnh sự thể không phải như vậy, và rằng sự đa dạng này, vô số các ảnh hưởng văn hóa, và các biểu tượng mềm dẻo của dân tộc sản sinh ra một lượng vô cùng lớn các tiềm năng văn hóa, không phải là một tập hợp đơn chết các ý tưởng mà tất cả mọi người phải gắn bó, mà là một khối lớn vô số các thành phần văn hóa đang sôi sục. Theo lẽ đó, tôi coi bản sắc dân tộc đực thiết lập từ một ma trận văn hóa rất lớn, bản thân tạo ra vô số điểm kết nối, tức là các nút mà các thế lực tìm cách chỉnh sửa ý nghĩa và các chuỗi kết dính các thành phần văn hóa. Cũng theo lối khai sinh này, văn hóa liên tục ở trong quá trình trở thành, hiện ra từ vận động của văn hóa đại chúng và cuộc sống hàng ngày, nơi người ta tạo ra và tái tạo các mối quan hệ giữa địa phương và dân tộc, giữa dân tộc và toàn cầu, giữa thường ngày và đặc biệt [...]

Cho nên, điểm tập trung của cuốn sách này sẽ là các phát biểu và trải nghiệm của bản sắc dân tộc - trong không gian đông đặc, vật chất, biểu diễn, gắn kết và thể hiện - liên kết với nhau chặt chẽ, tạo ra một sườn chất liệu văn hóa chung, gắn liền vào ma trận khổng lồ mà các cá nhân có thể truy cập để hiện thực hóa cảm giác gắn kết với dân tộc. Khi dùng khái niệm ẩn dụ về ma trận, tôi có thể nhấn mạnh đến sự phức hợp trong văn hóa của bản sắc dân tộc, và đề cập nhiều đến các quan hệ nhiều chiều vốn tồn tại giữa các thể loại văn hóa. Tôi cũng có thể hệ thống vô số kể những liên kết thể hiện bản sắc đang có sẵn trong ma trận đó, một ma trận mà một số nhánh tàn lụi, hồi phục, ghép nối hay mọc ra.

Quá trình liên tục diễn ra này ảnh hưởng lẫn nhau, củng cố bản chất tự nhiên của các phương pháp hiểu và thể hiện bản sắc dân tộc. Các liên kết đậm đặc giữa không gian, hành động, vật chất và loại hình thể hiện tạo ra cơ sở cho các ý niệm về bản chất và nhận thức về dân tộc: chọn lựa và phơi bày các đường nhánh trong nền đất bản sắc dân tộc đậm đặc là điều khó. Nhưng thực tế cho thấy là những ai tìm cách chỉnh sửa nội dung của tư tưởng dân tộc không thể kết hợp toàn bộ ma trận, mà họ cần phải tập trung vào một vài chiều biểu tượng chọn lựa phù hợp với mục tiêu mà thôi.

Tuy nhiên, vì bản sắc dân tộc khỏng chỉ là sản phẩm của ý nguyện và chiến lược, mà còn vướng vào trong những phương tiện vật chất được thể hiện mà chúng ta đang chung sống - trong thế giới muôn màu của các mô tả sâu như khái niệm mà Clifford Geertz từng đưa ra - nó đa phần nằm ngoài tầm với của giới chính khách và hoạt động xã hội, cùng các phong trào của họ. Điều này, tất nhiên, không phải để nói là các khẩu hiệu chính trị không vận động được dân chúng đấu tranh cho chính nghĩa - lịch sử đương đại thể hiện ngược lại - mà rằng sự phối hợp hoàn toàn của các mối quan hệ đó cho phép hi vọng sự gia tăng của các bản sắc dân tộc đa quốc gia sẽ đấu ngược lại với các phiên bản loại trừ và vật chất hóa. [...]

Thursday, March 4, 2010

Luoc Su Nhan Loai

Lược Sử Nhân Loại
Ernest Gellner, Lê Hải dịch

Bài dịch ra giấy từ 10 năm trước, dọn dẹp một ngăn kệ nên chịu khó chép từ từ lên đây vậy. Một chương trong quyển sách, sẽ tìm lại tên sau vậy. Các số là số thứ tự của các paragraph, bản gốc không có, tui điền vô để nhớ đã làm tới đâu.

Chương 3, A short history of mankind, trang 14-25, Ernest Gellner 1997, Nationalism, Weidenfeld&Nicolson.

1. Trong phần trước chún ta đã đề cập đến hai phạm trù cơ bản để dùng trong tiểu luận này là văn hóatổ chức. Mối quan hệ qua lại giữa hai thực thể này thay đổi rất triệt để theo bước đi của lịch sử loài người. Dưới đây là phác họa về các thời kỳ chính trong lịch sử nhân loại, phát xuất từ cách nhìn này.

2. Về cơ bản, loài người đã đi qua 3 thời kỳ: hái lượm, nông nghiệp, và xã hội khoa học công nghiệp. Vào thời kỳ hái lượm, các quần thể hay cộng đồng nhỏ không đủ lớn để nảy sinh ra vấn đề dân tộc. Các giao thoa tình cờ giữa các nhóm tạo thành dạng đa văn hóa, ngay cả đối với các quần thể nhỏ (Claude Lévi-Strauss đã ghi nhận một trường hợp như vậy ở vùng rừng Brazil). Nơi đó thường gặp các hiện tượng như là gặp gỡ văn hóa. Nói chung, nét tự nhiên sơ khai trong lãnh đạo chính trị, đi cùng với sự thiếu vắng của văn hóa "cao" (mã hóa, liên kết văn tự) đã không tạo điều kiện cho vấn đề quan hệ giữa chính trị và văn hóa - môi trường cho chủ nghĩa dân tộc phát triển - xuất hiện. Khi không có quốc gia lẫn nền giáo dục mang tính khuôn mẫu, thì vấn đề quốc gia phải chọn văn hóa nào cũng khó mà xuất hiện trong hệ thống giáo dục.

3. Sang đến giai đoạn tiền nông nghiệp thì chủ nghĩa dân tộc bắt đầu xuất hiện. Các xã hội tiền nông nghiệp phải đấu tranh sinh tồn trong một thế giới mới, tức là vị thế của một số dân quá ít (so với thời nông nghiệp hay công nghiệp), nhưng lại sở hữu một diện tích quá lớn. Khi đó có xu hướng là họ dễ bị các nhóm dân lạ tràn đến miền đất mà họ coi là nhà, cũng như xu hướng là họ gia nhập vào các khối chính trị lớn hơn do người khác lãnh đạo hoặc do nhóm sắc tộc lớn hơn chiếm ưu thế. Thông thường, vùng đất nơi họ săn bắn, đánh cá, hái lượm và sinh sống hay có tài nguyên thiên nhiên. Trong bối cảnh mới, có khi họ giành được ít nhiều quyền lợi với tư cách được công nhận là cư dân nguyên thủy. Nhưng cũng có khi họ bị tàn nhẫn gạt bỏ (như trong trường hợp dân Tuareg, khó mà đòi được gì từ các mỏ dầu ở Sahara - nơi họ từng chăn dắt lạc đà). Trong khả năng khủng khiếp hơn họ có thể bị tìm giết sạch bằng dịch bệnh chỉ vì người ta muốn rảnh tay khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là vấn đề quan trọng và gây tranh cãi, tập trung không chỉ mối quan tâm nhân bản muốn ngăn chặn việc khai thác (và nhân tiện diệt chủng) các sắc dân yếu hơn, mà còn cả mối quan tâm của giới bảo tồn nhân chủng học để lưu lại vài mảnh vụn của "thế giới đã mất". Nhìn lại thì "chủ nghĩa dân tộc" trong bất kỳ dạng hiện đại nào cũng đều chưa hình thành ở người hái lượm, cả trong thời pre-Neolitic-Revolution, tức khi tất cả loài người chưa trải qua cuộc cách mạng đồ đá, lẫn cả giai đoạn sau này, khi người hái lượm vẫn còn sống sót trên các vùng đất biệt lập (ví dụ như Úc) hay ngoài rìa thế giới trồng trọt chăn nuôi. Nhưng bây giờ họ đã quan tâm đến chuyện đó. Những người đánh cá hay hái lượm ở vùng cực - cả tân lẫn cựu thế giới, đều đang tổ chức lại và áp dụng thuyết "dân tộc" để chống lại cái mà họi là thế lực xâm lấn Nga hay Québec.

4. Thời kỳ nông nghiệp thì có khác. Giai đoạn này ghi nhận mức tăng trưởng dân số quá mức, do con người biết sản xuất và tích trữ thực phẩm. Cũng chính khả năng này tạo điều kiện cho việc gia tăng phân hóa các tổ chức lao động và xã hội. Ngoài sự mở rộng các ngành nghề kinh tế, chẳng hạn như thợ thủ công và thương gia bặt đầu hiện diện trên danh sách lực lượng sản xuất nông nghiệp, còn xuất hiện thêm các thế lực được gọi là Đỏ và Đen: tức một bên là nhóm các nhóm dân mới chuyên về vũ lực và bạo động, còn bên kia là giới thuyết gia, lễ nghi, cứu trợ, giải tỏa tâm lý và thiền đạo tâm linh. Sự tập trung chính trị (nói cách khác tức là quốc gia) bắt đầu phổ biễn dần, và có nhiều khả năng từng là dạng thường gặp nhất. Tuy nhiên hình thức này chưa phải là hoàn toàn phổ biến trong xá hội nông nghiệp, vì có những hình thức chính phủ, thông qua các phân nhóm củng cố bằng nghi thức, tồn tại theo kiểu có thể coi là giữ cân bằng quyền lực bên trong xã hội. Có một thứ trở nên phổ biến là phân cấp tổ chức, có thể nói một cách tóm lược là thời đó quá trình phân hóa và phân cấp cùng vận hành song song.

5. Thể chế quốc gia hiện hữu trong thời kỳ nông nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau với đa số các xã hội. Phân hóa văn hóa cũng tương tự như vậy. Vì thế đã xuất hiện câu hỏi về mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và văn hóa. Nói một cách khác, vấn đề của chủ nghĩa dân tộc bắt đầu xuất hiện. Và đây là điều kiện hoàn hảo cho ai đó muốn đưa ra lý thuyết cho rằng thể chế chính trị hợp pháp là thể chế chiếm được thiện cảm của tất cả mọi thành viên, và kèm theo là chỉ tất cả mọi thành viên từ cùng một văn hóa đã định. Nói một cách đơn giản tức là Ruritania cho người Ruritania; tất cả dân Ruritania hãy liên kết vì đất tổ linh thiêng; và không có ai khác ngoài người Ruritania được chiếm nhiều không gian trên đất thánh Ruritania, trừ một số nhỏ những người khách biết cư xử tốt, biết địa vị của họ là khách, và không nắm giữ những vị trí chiến lược.

6. Khi đó có đủ điều kiện để tạo nên một lý thuyết như vậy. Có đủ giải pháp để mô hình hóa. Câu hỏi dẫn đến liên kết với chủ nghĩa dân tộc, tức là vấn đề về tính hợp pháp của quyền hành và hệ thống chính trị vẫn chưa được biết đến. Khi người ta bắt đầu sử dụng chữ viết thì tư tưởng về văn hóa lưu trữ cùng các nguyên tắc của nó bắt đầuxuất hiện và phát tán qua giáo dục khuôn mẫu. Và trên lý thuyết thì đã đủ điều kiện để tạo thành người theo chủ thuyết dân tộc. Thế nhưng họ lại không nổi bật, dù không hoàn toàn thiếu vắng, và ảnh hưởng rất lớn. Tại sao?

7. Xã hội nông nghiệp dựa trên mô hình sản xuất và lưu trữ lương thực, trên cơ sở kỹ thuật khá ổn định. Đây có thể được coi là định nghĩa khái quát về xã hội nông nghiệp. Giai đoạn này, như đã trình bày, có sự phân chia giữa xã hội được quốc gia hóa và xã hội vô quốc gia. Ngoài ra còn có một phân chia quan trọng nữa là giữa xã hội mù chữ và xã hội sử dụng ký tự. Loại thứ hai này lưu trữ không chỉ lợi tức mà còn cả tư tưởng nữa. Hay nói cách khác họ được trang bị kỹ thuật hùng mạnh để lưu trữ tư tưởng. Ngay cả trong trường hợp không viết xuống thì xã hội cũng có thể "làm đông lạnh" tư tưởng hay chí ít cũng là những câu cú qua lễ nghi thần chú - tạo thành tập hợp và trở thành tiêu chuẩn.

8. Trong xã hội nông nghiệp, sự bất biến của kỹ thuật - hay nói cách khác là tình trạng trì trệ - đã tạo nên khá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là không có biến chuyển nhảy vọt trong sản lượng. Cách tăng trưởng duy nhất là tăng lượng sử dụng hai nguồn cơ bản nhất trong quá trình sản xuất: sức lao động và đất đai. Nhưng đến một mức độ nào đó thì quá trình gia tăng này đi ngược lại qui luật tái tạo (Law of Diminishing Returns - càng tăng khai thác thì sản lượng càng kém). Nói một cách đơn giản, sản lượng của xã hội nông nghiệp bị giới hạn trong một khoảng (ex hypothesi) định trước bằng kỹ thuật, cũng như khu vực canh tác bằng kỹ thuật đó. Một cách nôm na tức là quá trình sản xuất luôn có mức trần dù dân số có tăng đến mức nào đi nữa. Đây là loại hình xã hội Malthus. Từ phân tích trên dẫn đến kết luận: mối tương quan giữa nhóm thành viên toàn quyền và các nhóm liên kết trong môi trường khó khăn về nguồn khai thác chính là mô hình trò chơi kinh tế không lợi nhuận, zero-sum game. Trong mối quan hệ này không ai có thể kiếm lợi mà không làm cho người khácbị thiệt một khoản tương ứng.

9. Xã hội nông nghiệp chính là quần thể Malthus: sự đòi hỏi từ lực lượng lao động và phòng vệ khiến họ đề cao giá trị của con cái, đặc biệt là con trai, còn kỹ thuật bất biến đặt giới hạn cho sản xuất. Và hai yếu tố này khi kết nối đã tạo nên đặc tính của Malthus: mức tăng trưởng lũy thừa của dân số gặp phải mức tăng trưởng kém của sản lượng khiến cho toàn thể xã hội không thoát ra xa khỏi điểm đói, tức là thời điểm mà xã hội không có đủ lương thực cho thành viên. Và cứ sau từng giai đoạn thì xã hội lại đối mặt với nạn đói, do mất mùa hoặc biến cố xã hội.


10. Nạn đói không tấn công ngẫu nhiên. Trong xã hội nông nghiệp dân chúng chết đói tùy theo đẳng cấp. Vì xã hội nông nghiệp là hệ thống sản xuất và lưu trữ lương thực cho nên các kho lương thực hay khu lưu trữ được canh gác, còn sản vật được phân chia theo đúng đặc quyền đã định của mỗi thành viên. Ở Bắc Phi tiếng địa phương đang gọi hoặc từng gọi quốc gia là Makhzen - từ cùng gốc với kho, chỗ chứa. Từ khóa này ủng hộ cho giả thuyết chính quyền là để kiểm soát khu lưu trữ, hay chính quyền chính là sự kiểm soát khu lưu trữ.

11. Trong môi trường đó, chiến lược hợp lý của mỗi cá nhân hay nhóm người là đặc biệt quan tâm đến vị trí hay đẳng cấp của mình trong hệ bậc xã hội, chứ không phải chú tâm tăng sản lượng. Chính chỗ đứng trong xã hội, thứ bậc và đặc quyền của quí vị sẽ quyết định số phận của quí vị. Sản vật vượt bực có vẻ chỉ thu hút sự chú ý của đám cướp hay ngành thuế. Điều này không cần thiết. Cũng có thể giấu mức thu hoạch thừa và dùng để gia tăng độ an toàn của người chủ hoặc mở rộng đường tiến. Thế nhưng đây là chuyện hiếm. Con đường dẫn từ quyền lực thành tài sản thường gặp hơn là từ tài sản thành quyền lực. Ở Tây Ban Nha thời Trung cổ có câu châm ngôn rằng binh nghiệp là con đường nhanh và sáng giá để làm giàu hơn là buôn bán. Phương thức này hầu như có thể tổng quát lên cho hầu hết mọi xã hội nông nghiệp.

12. Qui luật quan trọng và đầy thuyết phục trên được thể hiện qua hệ thống định giá trị đặc trưng của các xã hội nông nghiệp. Nói chung hệ thống này coi nhẹ lao động mà đề cao "uy tín" - honour. Vậy uy tín là gì? Đó là cảm giác sợ hãi trước vị trí mà người đó có được, trộn lẫn với văn hóa thiên bạo lực cũng như kỹ năng gây áp lực và đe dọa. Điều này trở thành giá trị chủ đạo trong tầng lớp lãnh đạo của xã hội nông nghiệp. Nói chung nguyên tắc này thiết lập nên tầng lớp phong kiễn, tức là khái niệm đặc biệt nằm giữa chuyện xác định tư cách thành viên của một nhóm mặc định - và quyền sở hữu, thể hiện qua giá trị tổng hợp lại thành "uy tín". Thông thường đây là sự phối hợp qua nhiều loại hình khác nhau giữa các giá trị Đỏ và giá trị Đen của giới tôn giáo. Áp lực phổ cập trong xã hội nông nghiệp đòi hỏi phải có kết hợp, mà sự kết hợp thì lệ thuộc vào các qui tắc thành luật về mối quan hệ - quí vị phải biết đang lập đảng với ai. Áp lực sẽ hoạt động tốt nếu các băng đảng áp lực được định nghĩa rõ ràng và kết hợp tốt, với điều kiện là cơ cấu quyền lực nội bộ được làm rõ. Để duy trì tư tưởng và nghi lễ của các nguyên tắc luật đó cho thành viên và giới lãnh đạo thì cần phải có chuyên viên - có thể kể ra giới linh mục, giáo sĩ hay loại hình tưng đương - và trong cơ cấu đó phe Đen muốn chia quyền lực với phe Đỏ trong xã hội nông nghiệp. Xã hội thời Phục Hưng ở Thế kỷ 18 về cơ bản dựa trên triết lý là bác bỏ mối quan hệ đó. Có thể nói thẳng ra là tham vọng muốn chứng kiến vị vua cuối cùng bị treo cổ cùng với bộ đồ lòng của vị giáo sĩ cuối cùng. Chính thời kỳ Phục Hưng đã thể hiện chính xác bản chất của thế giới mà nó đã loại bỏ. Thời đó đã nhầm lẫn khi cho rằng thế giới đầy bất công và cả tin vừa thoát ra đơn giản chính là hệ quả của sự ngu dốt của con người, hay nói cách khác là thiếu khai hóa. Bất kể là cảnh treo cổ hoàng gia cùng với bộ đồ lòng của giáo sĩ gây chú ý qua tranh vẽ, điều đó không chấm dứt được xã hội nông nghiệp cùng hệ thống giá trị và hoang tưởng của nó. Hệ thống này bắt nguồn từ chính qui luật của xã hội nông nghiệp, chứ không phải từ sự tăm tối của loài người, hay ít nhất không phải từ ngu dốt.

13. Vòng lặp căn bản mà xã hội nông nghiệp bị khóa bên trong như thế là hoàn thiện, và khó ai có thể vượt qua (trên thực tế thì chuyện đó đã xảy ra dù không ai biết chắc đã thực hiện như thế nào). Tình trạng nông nghiệp đặt ra các giá trị nhất định mà theo đó kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng sản lượng. Chính logic của trạng thái không lợi nhuận chung zero-sum đã đặt ra các giá trị đó. Và vòng lặp này không có lối thoát (hoặc nếu theo quí vị muốn, đã có một lần thoát, nhưng chỉ xảy ra một lần mà thôi, một cách tình cờ).

14. Ở đây vấn đề làm chúng ta quan ngại chính là các hệ quả tác động lên mối quan hệ giữa tổ chức và văn hóa. Xã hội nông nghiệp có xu hướng tổ chức theo thứ bậc, mà mỗi tầng lớp, mỗi thành viên đều chăm chăm giữ chỗ cùng quyền hành, chú tâm làm khác mình với tầng lớp thấp hơn, vốn luôn ngoi lên giành chỗ khi có cơ hội. Trong khi đó tầng lớp thấp nhất trong xã hội này, còn gọi là những nông dân bình thường, thì cũng được xếp vào những cộng đồng làng xã địa phương. Chuyện di chuyển giữa các nhóm bị hạn chế, chủ yếu là vì nông dân gắn liền với đất đai, một cách chính thức hoặc không chính thức. Tình trạng này cho phép thiết lập kỷ luật và bảo đảm chuyện giao nộp mức sản phẩm thừa. Trật tự xã hội có thể bị phá nếu giới bần cố nông có thể di chuyển đi tìm các điền chủ rộng rãi hơn. Ở Tây Âu sự thiếu hụt nhân lực sau đại dịch Black Death đã khiến giảm bớt mức độ hà khắc đối với nông nô. Nạn dịch khiến cho giới thống trị phải xử phạt nhẹ tay với tầng lớp dưới, cũng như phải động viên họ ở lại.

15. Nhìn chung thì về mặt giá trị, xã hội nông nghiệp không hề công bằng. Thậm chí xã hội nông nghiệp còn đề cao sự bất bình đẳng và che giấu ngăn ngừa quá trình dịch chuyển vị trí trong xã hội - một điều mà xã hội chúng ta đang sống có xu hướng làm ngược lại. Có vẻ như có thể áp dụng một qui luật phát triển đơn giản cho thời bấy giờ: càng đa dạng và càng "phát triển bao nhiêu thì càng bất công bấy nhiêu" (cf. Lenski 1965:43). Và mọi chuyện cứ như thế cho đến thời hiện đại. Thời này, với một số lý do sẽ được bàn đến sau, sẽ bảo tồn xu hướng đó đồng thời với việc, qua một số lý do có liên quan, tạo ra chủ nghĩa dân tộc.

16. thôi lười rồi, chắc năm sau sẽ dịch tiếp vậy.
16. Xã hội nông nghiệp khuyến khích khác biệt văn hóa bên trong. Các khác biệt đó giúp rất nhiều trong vận hành hàng ngày. Xã hội nông nghiệp cần duy trì một hệ thống phức tạp của thứ bậc, và điều quan trọng là các thứ bậc đó cần phải được cảm nhận và hiện diện, rằng đang tồn tại cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu thứ bậc được thể hiện rõ qua mọi biểu hiện giao tiếp bên ngoài, qua quần áo, quan hệ, giọng nói, dáng điệu cơ thể, mức độ giới hạn tiêu dùng và tương tự. vậy, điều này loại trừ những điều thiếu rõ ràng và giảm ma sát. Nếu vị trí, quyền lợi và nghĩa vụ của một ngườI trở thành một phần của tâm hồn, niềm tự hào, thì điều này một lần nữa sẽ lại giúp duy trì kỷ luật xã hội. Tác phẩm cổ điển về lý thuyết xã hội cho xã hội nông nghiệp là Republic của Plato trên thực tế định nghĩa đạo đức chính bằng cách đó: đạo đức bao gồm mỗi thành phần trong cấu trúc xã hội thể hiện nhiệm vụ được giao, hơn là gì khác.

17. Điều này dẫn đến phác thảo chính về vai trò của văn hóa trong xã hội nông ngihệp: chức năng chính là tăng cường, nhấn mạnh và thể hiện hệ thống vị trí thức bậc trông thấy và quyền lực của trật tự xã hội đó. (Khác biệt giữa các thành viên trong chuỗi sản xuất thực phẩm có vai trò khác hơn một chút trong việc giúp gắn bó các thành viên vào cộng đồng.) Cần ghi chú rằng nếu đây là vai trò cơ bản của văn hóa trong một xã hội như vậy thì nó không thể đồng thời giữ một vai trò khác: kể ra, là đánh dấu ranh giới giữa các vương quốc.

18. Đây chính là lý do cơ bản tại sao chủ nghĩa dân tộc – tư tưởng về một cơ quan chính trị hợp pháp được lập ra cho các thành viên vô danh của cùng một văn hóa – không thể dễ dàng hoạt động trong xã hội nông nghiệp. Tư tưởng này trái ngược sâu đậm với nguyên tắc tổ chức chính của nó, thể hiện vị trí qua văn hóa. Văn hóa này không chuyển vận và vô danh, mà giữ các thành viên ở tại “chỗ” của mình, và các nơi chốn đó được khắc họa bằng khác biệt văn hóa. Tương đồng văn hóa không thể làm tiền đề cho một kết gắn chính trị bên trong đó được: thường là các khác biệt văn hóa thể hiện ra bên ngoài bằng liên kết và lệ thuộc xã hội. Trong bối cảnh như vậy, khác biệt văn hóa thường tạo ra hoặc tăng cường đoàn kết chính trị. Đơn vị chính trị cá biệt của thời đại nông ngihệp thường nói chung là nhỏ hơn nhiều so với giới hạn do văn hóa đặt ra – các công quốc thành thị, các cộng đồng làng xã, các nhóm bộ tộc - hoặc lớn hơn rất nhiều: các đế quốc chọn lựa bằng văn hóa vốn không có lý do gì để giới hạn sự bành trướng khi gặp biên giới ngôn ngữ hay văn hóa (nằm ngoài mối quan tâm, và khác biệt). Đơn vị chính trị cá biệt nhất của thời nông nghiệp có thiên hướng tận dụng cả hai: một đế quốc liên sắc tộc có thể thống trị các cộng đồng sắc tộc bên dưới, được dùng như là cơ quan địa phương, ngườI thu thuế và người đại diện.

Nhưng có lẽ tới đây là đủ, còn vài paragraph nữa nhưng nói về bạo lực (cách mạng), hi hi.