Tuesday, August 17, 2010

Lý thuyết cho khảo cổ học VN

Sách mới, nhưng vì bài viết thuộc bản quyền của NXB Tổng hợp nên không thể cho lên đây, bà con chịu khó mua sách đọc. Các em sinh viên thực sự muốn đọc nhưng không đủ điều kiện tài chính thì có thể liên lạc, tui gửi sách tới tận nhà

http://www.nxbhcm.com.vn/bookdetail.aspx?idproductdetail=517

http://www.southeastasianarchaeology.com/2010/11/09/nam-bo-archaeology-archaeology-southern-vietnam/#more-3622

http://thethaovanhoa.vn/133N20100816083616683T0/tien-si-nguyen-thi-hau-nam-bo-hoan-toan-khong-moi-nhu-van-nghi.htm

http://www.phongluuqb.com/?tcm=news&view=detail&cat=10&id=242


http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoa/sinhhoatvanhoa/39625/


http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/398659/Khao-co-hoc-binh-dan-Nam-bo.html



Khảo cổ học bình dân Nam Bộ

Đặt cổ vật trong hệ tọa độ khoa học của liên ngành xã hội học và nhân văn là công trình mới được nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Hệ thống khái niệm và lý thuyết khảo cổ được các tác giả trình bày từ các bước đơn giản nhất để giới độc giả bình dân cũng có thể tiếp cận và tham gia bảo tồn di sản cổ sử. Khảo cổ học cộng đồng cũng đang là xu hướng phổ biến ở các nước phát triển và bắt đầu được ứng dụng ở một số nước trong vùng Đông Nam Á. “Khảo cổ học bình dân Nam Bộ” là quyển sách cần đọc cho những ai quan tâm đến đồ cổ, đặc biệt là các nhà sưu tầm và sinh viên các ngành có liên quan.

Mỗi cổ vật đều mang trong mình một câu chuyện lịch sử, và câu chuyện đó gắn kết với câu chuyện của người tìm thấy nó, mua bán nó, và câu chuyện của cộng đồng quanh nó, của xã hội và dân tộc đương đại đang lưu giữ nó. Nghiên cứu cổ vật cũng là quá trình nghiên cứu các mối quan hệ đó, được ghi lại qua nhật ký điền dã hoặc phát triển lên thành bài báo và báo cáo khoa học. Chính vì vậy mà bộ sách được bắt đầu bằng những tạp bút, tản văn về một vùng đất, về con người hay bút ký và nhật ký khảo cổ của TS Nguyễn Thị Hậu. Hệ thống di tích trải dài 5.000 năm ở vùng Nam Bộ được nối kết trong mối quan hệ không gian, thời gian và văn hóa để phác thảo hệ thống tư duy lý thuyết cho khu vực. Vấn đề thiếu lý thuyết đương đại trong nghiên cứu lịch sử đã được nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành nhắc nhở nhiều năm qua.

Trình bày tại hội thảo chuyên ngành khảo cổ Đông Nam Á được tổ chức tại đại học Oxford (London, Anh quốc) vào tháng Năm vừa qua, đồng tác giả của tập sách ThS Lê Thanh Hải cho biết đó cũng là vấn đề chung của các nước trong khu vực, là chỗ trống mà các nhà khảo cổ thực dân đã để lại. Khảo cổ đương đại trong vùng đang nằm giữa các tranh cãi vĩ mô quanh những giả thiết mà các nhà khảo cổ phương Tây từng đặt ra và nay học trò của họ tiếp tục theo đuổi. Cách xây dựng lý thuyết từ chính hệ thống cổ vật địa phương như trong công trình này giúp tránh mất thời gian cho các tranh luận cao siêu và cắm nền móng vững chắc trên chính những gì khảo cổ học ở Nam Bộ hiện có và đang tiếp tục xây dựng. Bình dân hóa khảo cổ từ ngay trong quá trình nghiên cứu cũng giúp tận dụng nguồn tài lực của các câu lạc bộ cổ vật và giới trí thức sống ở các địa phương cùng góp sức cho khoa học Việt Nam.

No comments: