Saturday, June 20, 2009

Fredrik Barth

Vùng biên của dân tộc
Fredrik Barth (1969),
Lê Hải trích dịch[1]

Mặc dù quan niệm quái dị rằng mỗi bộ lạc và nhóm người gìn giữ văn hóa của mình thông qua sự coi thường đầy hiếu chiến với các láng giềng nay không còn được người ta hưởng ứng nữa, quan điểm đơn giản rằng cách biệt xã hội và địa lý là các yếu tố then chốt giúp giữ đa dạng văn hóa đang còn ảnh hưởng. Một cuộc nghiên cứu thực nghiệm như được ghi nhận trên văn bản qua các bài viết theo sau phát hiện hay vấn đề mà người ta khó dự kiến trước, nhưng thể hiện sự thiếu kém của quan điểm đó. Thứ nhất, rõ ràng là các vùng biên tiếp tục tồn tại bất kể có luồng người qua lại. Nói cách khác, các phân biệt loại hình dân tộc không phụ thuộc vào sự thiếu vắng sự qua lại, quan hệ và thông tin, mà đến từ các quá trình xã hội về loại trừ và kết nạp, nơi các phân loại riêng biệt tiếp tục tồn tại bất kể sự tham gia có thay đổi và tư cách thành viên trong diễn biến lịch sử cuộc đời của mỗi cá nhân. Thứ hai, người ta thấy rằng các quan hệ xã hội ổn định, bền vững và thường quan trọng sống còn được gìn giữ qua các vùng biên như vậy, và thường chính xác là dựa trên các vị trí sắc tộc nhiều mâu thuẫn. Nói cách khác, phân biệt sắc tộc không dựa vào sự thiếu quan hệ và chấp nhận xã hội, mà khá là ngược lại, thường là trên chính các nền tảng mà hệ thống xã hội chặt chẽ được xây dựng nên. Giao tiếp trong hệ thống xã hội như vậy không kéo theo sự loại trừ qua thay đổi và du nhập văn hóa; các khác biệt văn hóa có thể tồn tại bền vững bất kể mối quan hệ và sự phụ thuộc qua lại giữa các sắc tộc.

Tiếp cận chung

Đây rõ ràng là một lĩnh vực quan trọng cần phải nghĩ lại. Điều cần thiết là phải tập kích bằng cả lý thuyết lẫn thực nghiệm kết hợp: chúng ta cần nghiên cứu kỹ các dữ liệu thực nghiệm từ rất nhiều ca nghiên cứu, và sắp đặt các ý niệm của chúng ta vào các dữ liệu thực nghiệm đó sao cho có thể làm sáng tỏ một cách đơn giản và đầy đủ nhất, và cho phép chúng ta khám phá các vấn đề tiếp theo. Trong các bài viết tiếp theo trong sách này, mỗi tác giả phụ trách một ca nghiên cứu vốn đã rất quen thuộc gần gũi từ lúc còn điền dã, rồi thử áp dụng một tổ hợp các khái niệm chung vào phân tích. Xuất phát điểm lý thuyết chính bao cồm một vài phần có liên quan với nhau. Thứ nhất, chúng ta nhấn mạnh về cơ bản đến thực tế rằng các nhóm sắc tộc được phân loại bằng sự gán ghép và nhận danh của chính các nhân vật đó, và vì thế mang sắc thái của giao tiếp tổ chức giữa người với người. Chúng ta thử liên hệ các sắc thái khác của các nhóm sắc tộc về với tính chất cơ bản này. Thứ hai, tất cả các bài viết đều có chung góc nhìn tìm phát sinh trong phân tích, hơn là làm việc với một phân loại có trước về các nhóm sắc tộc và các mối quan hệ, chúng tôi thử khám phá các quá trình khác nhau có vẻ như liên quan tới sự tạo dựng và gìn giữ các nhóm sắc tộc. Thứ ba, để quan sát các quá trình đó chúng tôi chuyển mối quan tâm điều tra từ lịch sử và tuyên ngôn nội bộ của các nhóm tách biệt sang vùng biên sắc tộc và quá trình gìn giữ vùng biên.


...


Các vùng biên của các nhóm dân tộc


Tâm điểm phê bình của quá trình nghiên cứu, nhìn từ quan điểm của công trình này, sẽ là chính vùng biên sắc tộc định nghĩa các nhóm, chứ không phải những thể loại văn hóa mà các nhóm đang dung chứa. Các vùng biên mà chúng ta cần chú ý tất nhiên là các vùng biên xã hội, mặc dù chúng cũng có những loại hình tương ứng về mặt địa lý lãnh thổ. Nếu một nhóm vẫn giữ được bản sắc của mình khi thành viên tương tác với các nhóm khác, thì điều này đặ ra các tiêu chuẩn để xác định tư cách thành viên và cách thức thể hiện tư cách thành viên và loại trừ những người khác. Các nhóm sắc tộc không hoàn toàn hay nhất thiết phải dựa trên cơ sở chiếm giữ những vùng lãnh thổ riêng biệt; và những hình thức khác nhau để bảo tồn, không chỉ nhận thành viên một lần cho tất cả về sau mà là quá trình thể hiện và đánh giá liên tục, cần phải được phân tích.

Hơn vậy, các vùng biên sắc tộc còn định hướng cuộc sống xã hội - nó đặt ra một hệ thống thường là khá phức tạp những hành vi và quan hệ xã hội. Sự xác định một người khác như là một thành viên cùng trong một nhóm sắc tộc kéo theo sự chia sẻ một tiêu chuẩn đánh giá và phán xét. Do đó nó định ra một suy nghĩ mặc định là cả hai người đó "chơi cùng một ván bài", có nghĩa là tồn tại giữa họ một khả năng phân chia và mở rộng mối quan hệ xã hội của họ để giải thích hầu như tất cả các khu vực và loại hình của hoạt động. Từ phía khác, khi phân chia những người khác như người lạ, như thành viên của một nhóm sắc tộc khác, thì kéo theo sự công nhận về giới hạn trong các mối thông hiểu được chia sẻ, khác biệt về tiêu chuẩn đánh giá về hệ giá trị và cố gắng, cũng như giới hạn về tương tác trong các khu vực được coi là thông hiểu chung và lợi ích qua lại.

Điều này cho phép hiểu một loại hình cuối của việc gìn giữ vùng biên nơi các đơn vị văn hóa và các vùng biên tiếp tục tồn tại. Cùng phát xuất từ việc gìn giữ vùng biên sắc tộc còn có các tình huống quan hệ xã hội giữa những người từ các văn hóa khác nhau: các nhóm sắc tộc chỉ tồn tại bền vững như các đơn vị đáng kể nếu thể hiện các khác biệt được đánh dấu trong hành động, ví dụ như là các khác biệt văn hóa kháng lại. Và ở nơi những người có văn hóa khác biệt giao tiếp với nhau, người ta có thể dự kiến các khác biệt đó đối với anh ta sẽ giảm, vì giao tiếp sẽ đòi hỏi lẫn tạo ra những đồng đẳng trong nguyên tắc và giá trị - nói cách khác là một thể tương tự hoặc cộng đồng văn hóa (xem thêm Barth 1966 về lập luận của tôi ở điểm này). Vì vậy sự bền vững của các nhóm sắc tộc trong mối quan hệ không chỉ đòi hỏi các loại hình và tín hiệu để nhận dạng, mà còn một cấu trúc giao tiếp cho phép các khác biệt văn hóa tiếp tục tồn tại. Tính chất tổ chức, mà theo lập luận của tôi, phải phổ quát cho tất cả các mối quan hệ liên sắc tộc là một tập hợp có hệ thống của các qui định quản lý các cuộc va chạm xã hội liên sắc tộc. Trong mọi cuộc sống xã hội có tổ chức, những gì có thể phù hợp cho giao tiếp trong bất kỳ tình huống xã hội đặc biệt nào đều được qui định trước (Goffman 1959). Nếu người ta đồng ý với các qui định đó, sự đồng thuận của họ về nguyên tắc và giá trị không cần vượt quá những gì cần thiết cho các tình huống xã hội mà họ giao tiếp trong đó. Các mối quan hệ liên sắc tộc bền vững dự kiến trước một kết cấu như vậy trong giao tiếp: một tập hợp các qui định quản lý các tình huống giao tiếp, và cho phép khớp nối trong một số khu vực hay lĩnh vực hoạt động, và một số các điều cấm trong các tình huống xã hội ngăn cản giao tiếp liên sắc tộc trong các khu vực khác, và vì vậy tạo vùng đệm cho các phần của các văn hóa khỏi phải đối đầu và điều chỉnh.

Các yếu tố trong thay đổi bản sắc

Nhóm người Yao mô tả trong nghiên cứu của Kandre (1967) là một trong số nhiều dân tộc miền núi vùng biên phía nam Trung Quốc. Người Yao được tổ chức để sản xuất theo các mô hình gia đình mở rộng, sắp xếp theo các gia tộc và các làng xã. Lãnh đạo gia đình rất rõ ràng, trong khi cộng đồng và khu vực thì thiếu vắng lãnh đạo về mặt bản địa, và được nối kết theo nhiều cách khác nhau vào các lãnh vực chính trị đa sắc tộc. Bản sắc và các khác biệt được thể hiện ra qua các biểu hiện nghi lễ phức tạo, rất hay liên quan với thờ tự tổ tiên. Vậy mà nhóm này vẫn thu nhận con số đáng kể 10% người không phải là Yao vào làm người Yao trong mỗi thế hệ (Kandre 1967a:594). Thay đổi về tư cách thành viên diễn ra ở mức cá nhân, đa số là với trẻ em, như là khi trưởng gia tộc Yao mua một người về, hay chấp nhận tư cách họ hàng, và đồng hóa nghi lễ hoàn toàn. Cũng có khi việc thay đổi tư cách thành viên sắc tộc diễn ra với đàn ông qua hôn lễ và tục ở rể; đàn ông Trung Quốc là các bên chấp nhận được trong các dàn xếp kiểu như vậy.

Các điều kiện cho loại hình đồng hóa này rõ ràng là hai bước: đầu tiên là sự hiện diện của các cơ chế văn hóa để thực hiện việc thu nhận, bao gồm các ý niệm trách nhiệm với tổ tiên, đáp trả bằng tiền, v.v. và sau đó là sự khuyến khích của các lợi ích hiển nhiên cho các lãnh đạo và gia đình đồng hóa. Quá trình này diễn ra với vai trò của các hộ gia đình như các đơn vị sản xuất và kỹ thuật quản lý nông nghiệp ứng dụng trên kích thước tối giản 6-8 người lao động, và mô hình cạnh tranh bên trong cộng đồng giữa các lãnh đạo gia đình trong khu vực tài sản và ảnh hưởng.

Các di chuyển giữa vùng biên miền bắc và miền nam ở Pantha (xem thêm trang 123 sách này) lại minh họa các hình thức và điều kiện khác. Người Pathan miền nam thành người Baluch chứ không ngược lại; chuyển đổi này có thể diễn ra với các cá nhân nhưng còn sẵn sang hơn với toàn bộ các gia đình hay các nhóm gia đình nhỏ; quá trình bao gồm việc mất vị trí trong hệ thống phân chia lãnh thổ và gia phả nghiêm khắc của người Pathan và gia nhập qua hợp đồng chung vào hệ thống trung ương và thứ bậc của người Paluch. Việc chẩn thuận trong quá trình tiếp nhận nhóm là tùy thuộc vào tham vọng và cơ hội của các lãnh đạo chính trị người Baluch. Phía bên kia, người Pathan ở miền bắc, sau quá trình mất mát tương tự trong hệ thống bản xứ của họ, lại định cư và thường là chiếm thêm lãnh thổ mới ở Kohistan. Hệ quả từ quá trình tiếp theo là tái sắp xếp các cộng đồng dân cư trong số các nhóm người và bộ lạc Kohistan khác nhau ở địa phương.

Có lẽ ca nghiên cứu gây chú ý nhất là từ Darfur do Haaland thực hiện (xem thêm trang 58), cho thấy các thành viên của nhóm ngườI Fur theo kinh tế nông nghiệp trồng trọt cày cuốc ở Sudan thay đổi bản sắc của mình thành ngườI Ả-rập với nền kinh tế chăn nuôi du mục. Quá trình này tùy thuộc vào một điều kiện kinh tế vô cùng đặc biệt: thiếu cơ hội đầu tư tư bản trong nền kinh tế làng xã của người Fur đối lập với khả năng đó có ở những nhóm di cư. Tư bản tích tụ và các cơ hội quản lý tư bản cùng tăng, tạo ra kích thích cho các gia đình người Fur bỏ đất và làng, thay đổi cuộc sống thành láng giềng Baggara, tình cờ đã tham gia vào các hệ thống chính trị của người Baggara dù lỏng lẻo nhưng đã sơ khởi trung ương hóa, nếu cuộc thay đổi thành công hoàn toàn về kinh tế.

Các quá trình này tạo ra dòng người qua lại ngang vùng biên sắc tộc nhất thiết sẽ ảnh hưởng tới cán cân dân số giữa các dân tộc khác nhau. Chuyện các quá trình đó có đóng góp gì vào tính ổn định của sự cân bằng này hay không là một câu hỏi hoàn toàn khác. Để làm được như vậy cần có độ nhạy cảm với sự thay đổi trong áp lực về cơ cấu môi trường trong mối quan hệ phản hồi. Điều đó không thường xảy ra. Sự đồng hóa của người không phải là Yao có vẻ như làm tăng thêm mức tăng dân số của người Yao và mở rộng khiến các nhóm khác bị thiệt, và có thể nhận thấy ngay, dù là nhỏ, như là một yếu tố trong quá trình Hán hóa nơi khác biệt văn hóa và sắc tộc bị giảm thấy rõ trong các khu vực lớn. Tốc độ đồng hóa của người Pathan do các bộ lạc Baluch không nghi ngờ gì là nhạy cảm với áp lực dân số ở vùng Patha, nhưng đồng thời tạo ra bất cân bằng nơi các bộ lạc Baluch mở rộng về hướng bắc bất kể áp lực dân số cao hơn ở các khu vực phía bắc. Đồng hóa của người Kohistan thì làm giảm áp lực dân số ở vùng người Pathan trong lúc giữ nguyên vùng biên ổn định về địa lý. Du mục hóa người Fur bổ sung thêm cho người Baggara, vốn bị quay lại ở chỗ khác. Tuy nhiên tốc độ đó không liên quan tới áp lực lên những mảnh đất của người Fur - từ khi du mục hóa là điều kiện để tích lũy tài sản, mức độ đó nhiều khả năng giảm trong lúc áp lực dân số của người Fur tăng. Ca nghiên cứu người Fur cũng thể hiện độ ổn định được thừa hưởng của một vài quá trình đó, và các thay đổi có giới hạn lại tạo ra ảnh hưởng rất lớn: với cải tiến nông nghiệp trong nghề làm vườn trong vòng 10 năm qua, các cơ hội đầu tư mới đã tạo ra nhiều khả năng là giảm bớt rất lớn, hay thập chí có lúc còn làm quay ngược, quá trình du mục hóa.

Vì vậy, mặc dù các quá trình tạo ra thay đổi về bản sắc là quan trọng khi muốn hiểu đa số các ca liên hệ sắc tộc, chúng không nhất thiết tạo ra ổn định dân số. Tuy nhiên nói chung thì người ta có thể lập luận rằng khi nào các mối quan hệ sắc tộc ổn định trong thời gian dài, và đặc biệt ở nơi mối lệ thuộc qua lại là gần, thì người ta có thể tìm thấy một tình trạng khá là cân bằng dân số. Phân tích các yếu tố khác nhau liên quan tới sự cân bằng này là phần quan trọng trong phân tích các mối quan hệ qua lại về sắc tộc trong khu vực.

Các nhóm sắc tộc và tiến hóa văn hóa

Góc nhìn và phân tích được trình bày ở đây khá liên quan tới hệ tư duy về tiến hóa văn hóa. Không còn gì nghi ngờ là lịch sử nhân loại là câu chuyện của sự phát triển của các dạng thức hiện ra, cả về văn hóa lẫn xã hội. Vấn đề cho ngành nhân học là làm cách nào mô tả lịch sử đó đạt nhất, và loại phân tích nào phù hợp nhất để phát hiện các qui luật phổ quát của quá trình thay đổi. Phân tích tiến hóa theo cách hiểu chặt chẽ của các ngành sinh vật học đã đặt phương pháp trên cấu trúc của các loài. Phương pháp này giả thiết sự tồn tại của các đơn vị ở nơi các vùng biên và các quá trình giữ gìn vùng biên có thể mô tả, cho nên cũng là nơi có thể chi tiết hóa sự tiếp diễn. Đúng là các gia phả loài có ý nghĩa vì các vùng biên đặc biệt ngăn sự thay đổi qua lại giữa các gien; cho nên người ta có thể khẳng định rằng một thể riêng biệt tái sinh sản là một đơn vị, và rằng đơn vị đó gìn giữ bản sắc không bị ảnh hưởng từ các thay đổi sắc thái hình thể của các loài.

Tôi từng lập luận rằng các vùng biên cũng được giữ giữa các đơn vị dân tộc, và rằng kết quả là có thể chi tiết hóa sự tồn tại liên tục và bền bỉ của các đơn vị như vậy. Các bài viết trong sách này cố gắng thể hiện rằng các vùng biên dân tộc được gìn giữ trong mỗi trường hợp bằng một tập hợp có giới hạn các tính chất văn hóa. Sức bền của đơn vị khi đó phụ thuộc vào sức bền của các khác biệt văn hóa đó, còn sự liên tục cũng có thể được chi tiết hóa qua các thay đổi của đơn vị do thay đổi ở khác biệt văn hóa được định nghĩa ở vùng biên.



[1] Bài gốc là chương giới thiệu (Introduction) trong tập sách do Fredrik Barth biên tập gồm nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm ở các dân tộc khác nhau, có tên là Các nhóm sắc tộc và Các vùng biên (Ethnic Groups and Boudaries), Little, Brown and Company xuất bản ở Boston năm 1969. Có thể coi đây là luận điểm của ông được minh họa bằng các khảo sát điền dã. Fredrik Barth là giáo sư nhân học xã hội người Na Uy, dạy ở Oslo, Bergen và sau này là các đại học Boston, Emory và Harvard ở Mỹ, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học và văn chương Na Uy. Chữ Dân tộc (có lúc là sắc tộc để nhấn mạnh hơn) trong bài này được dùng để chuyển nghĩa chữ Ethnic trong bản gốc, vốn không nhắc đến Nation (tạm dịch là dân tộc quốc gia). Tựa đề do tác giả đặt, các tựa nhỏ trong bài là từ nguyên gốc. Các nhấn mạnh được in nghiêng trong bản gốc được thể hiện bằng chữ đậm trong bản dịch. Chữ gốc số nhiều được chuyển nguyên sang bản dịch để giữ trọn ý chính.