Wednesday, March 10, 2010

Ma tran Ban Sac

Ma Trận Bản Sắc
Tim Edensor 2002, National Identity, Popular Culture and Everyday Life, Berg, Lê Hải trích dịch từ phần dẫn nhập trang 7-8, tiêu đề này do người dịch đặt.

Bản sắc dân tộc tiếp tục tồn tại trong thế giới đang được toàn cầu hóa, và có lẽ dân tộc vẫn tiếp tục là thự thể nổi bật mà bản sắc sẽ định hình trên đó. Trong quyển sách này, tôi muốn khảo sát mối quan hệ giữa bản săc dân tộc với văn hóa đại chúng và cuộc sống thường ngày. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc, rất ít công trình kiểm tra các góc cạnh thường nhật hơn của bản săc dân tộc. Các lý thuyết hiện hành về dân tộc quan tâm đến kinh tế chính trị và lịch sử, và các thành phần văn hóa dân tộc mà họ tiếp cận như là khu vực văn hóa thượng tầng, là các "truyền thống được tạo dựng" và lễ hội được đặt ra nhiều năm trước, hay là các biến thể của văn hóa dân gian. Các khái niệm văn hóa đã được vật thể hóa đó - dù chắc chắn vẫn còn tính thời sự - chỉ là một phần nhỏ trong ma trận văn hóa vây quanh dân tộc. Thú vị hơn, mặc dù Cultural Studies đã phát triển thành một ngành khoa học, ít ai thử đụng đến các biện pháp gần hơn, năng động và dễ tan biến hơn mà dân tộc được trải nghiệm và hiểu thông qua văn hóa đại chúng. Và đơn giản là những hành động lặp lại không được phản ánh, vốn là thói quen, thiếu được khảo sát trong cuộc sống thường ngày cũng tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của bản sắc dân tộc. Do đó, sự thể hiện và trải nghiệm của bản sắc dân tộc thường không ngoạn mục hay gây chú ý, mà được tạo ra từ những hành động và dạng thức rất bình thường, dân dã [...]

Các sách hiện có về bản sắc dân tộc không đưa ra nhiều chỉ dẫn cho quá trình khám phá thế giới văn hóa đậm đặc và mờ ảo này, cho nên cần thiết phải áp dụng một tổ hợp các công cụ lý thuyết khác nhau. Tôi đã chọn một chỗi các ý tưởng xuất hiện gần đây trong hệ thống lý thuyết xã hội và văn hóa để tìm cách chứng tỏ rằng dân tộc vẫn là thành phần có thế lực của bản sắc, chính xác bởi vì nó đặt nền trên đại chúng và đời thường. Cho nên tôi dùng đến các góc nhìn lý thuyết đương đại từ các nghiên cứu về bản sắc, không gian, biểu diễn, văn hóa vật thể và thể hiện. Quyển sách này được tổ chức theo các chủ đề đó và, dù tôi không muốn tuyên bố rằng đó rõ ràng là các tâm điểm phù hợp để khám phá bản sắc dân tộc, tôi tin rằng chúng đưa ra một chuỗi các mối quan hệ hữu dụng cho phép coi bản sắc dân tộc là mang tính động, ganh đua, đa dạng và uyển chuyển. Quí vị có thể nghĩ rằng nếu đã thay đổi như vậy thì phải yếu. Tôi muốn nhấn mạnh sự thể không phải như vậy, và rằng sự đa dạng này, vô số các ảnh hưởng văn hóa, và các biểu tượng mềm dẻo của dân tộc sản sinh ra một lượng vô cùng lớn các tiềm năng văn hóa, không phải là một tập hợp đơn chết các ý tưởng mà tất cả mọi người phải gắn bó, mà là một khối lớn vô số các thành phần văn hóa đang sôi sục. Theo lẽ đó, tôi coi bản sắc dân tộc đực thiết lập từ một ma trận văn hóa rất lớn, bản thân tạo ra vô số điểm kết nối, tức là các nút mà các thế lực tìm cách chỉnh sửa ý nghĩa và các chuỗi kết dính các thành phần văn hóa. Cũng theo lối khai sinh này, văn hóa liên tục ở trong quá trình trở thành, hiện ra từ vận động của văn hóa đại chúng và cuộc sống hàng ngày, nơi người ta tạo ra và tái tạo các mối quan hệ giữa địa phương và dân tộc, giữa dân tộc và toàn cầu, giữa thường ngày và đặc biệt [...]

Cho nên, điểm tập trung của cuốn sách này sẽ là các phát biểu và trải nghiệm của bản sắc dân tộc - trong không gian đông đặc, vật chất, biểu diễn, gắn kết và thể hiện - liên kết với nhau chặt chẽ, tạo ra một sườn chất liệu văn hóa chung, gắn liền vào ma trận khổng lồ mà các cá nhân có thể truy cập để hiện thực hóa cảm giác gắn kết với dân tộc. Khi dùng khái niệm ẩn dụ về ma trận, tôi có thể nhấn mạnh đến sự phức hợp trong văn hóa của bản sắc dân tộc, và đề cập nhiều đến các quan hệ nhiều chiều vốn tồn tại giữa các thể loại văn hóa. Tôi cũng có thể hệ thống vô số kể những liên kết thể hiện bản sắc đang có sẵn trong ma trận đó, một ma trận mà một số nhánh tàn lụi, hồi phục, ghép nối hay mọc ra.

Quá trình liên tục diễn ra này ảnh hưởng lẫn nhau, củng cố bản chất tự nhiên của các phương pháp hiểu và thể hiện bản sắc dân tộc. Các liên kết đậm đặc giữa không gian, hành động, vật chất và loại hình thể hiện tạo ra cơ sở cho các ý niệm về bản chất và nhận thức về dân tộc: chọn lựa và phơi bày các đường nhánh trong nền đất bản sắc dân tộc đậm đặc là điều khó. Nhưng thực tế cho thấy là những ai tìm cách chỉnh sửa nội dung của tư tưởng dân tộc không thể kết hợp toàn bộ ma trận, mà họ cần phải tập trung vào một vài chiều biểu tượng chọn lựa phù hợp với mục tiêu mà thôi.

Tuy nhiên, vì bản sắc dân tộc khỏng chỉ là sản phẩm của ý nguyện và chiến lược, mà còn vướng vào trong những phương tiện vật chất được thể hiện mà chúng ta đang chung sống - trong thế giới muôn màu của các mô tả sâu như khái niệm mà Clifford Geertz từng đưa ra - nó đa phần nằm ngoài tầm với của giới chính khách và hoạt động xã hội, cùng các phong trào của họ. Điều này, tất nhiên, không phải để nói là các khẩu hiệu chính trị không vận động được dân chúng đấu tranh cho chính nghĩa - lịch sử đương đại thể hiện ngược lại - mà rằng sự phối hợp hoàn toàn của các mối quan hệ đó cho phép hi vọng sự gia tăng của các bản sắc dân tộc đa quốc gia sẽ đấu ngược lại với các phiên bản loại trừ và vật chất hóa. [...]

No comments: